Ứng dụng công nghệ trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hải Phòng phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số
08 11 2023
in trangNhằm phổ biến ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (Shealth) trong cộng đồng, Chi cục Dân số và KHHGĐ thành phố Hải Phòng đã tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (S-Health) cho các cán bộ dân số; phát động cuộc thi “Hiểu về S-Health – Bạn của người cao tuổi” tới các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố để phổ biến ứng dụng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi S-Health đến đông đảo người cao tuổi cũng như người thân, người chăm sóc người cao tuổi và đưa ứng dụng vào cuộc sống góp phần nâng cao chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. Chi đoàn Chi cục Dân số và KHHGĐ thành phố Hải Phòng là lực lượng tiên phong trong triển khai các hoạt động này.
Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa từ năm 2011, với số người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) chiếm 10%, năm 2019 tỷ lệ người cao tuổi chiếm 11,86%. Tính đến năm 2036, Việt Nam được dự báo sẽ chuyển đổi từ xã hội “già hóa” sang xã hội có “dân số già”. Hiện nay, số người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) là 7,4 triệu người, và con số này dự kiến sẽ tăng lên 23 triệu người vào năm 2053, tương đương với 20% tổng dân số. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số cao nhất trên thế giới. Trong khi các quốc gia phát triển mất một thế kỷ hoặc vài thập kỷ để chuyển sang thời kỳ dân số già hóa, ví dụ như Pháp (115 năm), Thụy Điển (85 năm), Úc (73 năm), Hoa Kỳ (69 năm), Canada (65 năm) hay Vương quốc Anh (45 năm), Việt Nam ước tính sẽ chỉ mất 20 năm.
Điều này tạo ra nhiều thách thức trong phát triển chính sách và chương trình dành cho người cao tuổi. Nhiều người cao tuổi hiện vẫn gặp khó khăn và thách thức trong cuộc sống và cần sự quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ và cộng đồng". Năm 2021, dịch COVID-19 đã để lại những tác động nghiêm trọng đối với người cao tuổi và làm nổi bật vấn đề sức khỏe và phúc lợi của người cao tuổi trong xã hội. Tất cả mọi người thuộc mọi lứa tuổi đều có thể bị lây nhiễm COVID-19, tuy nhiên người cao tuổi và những người có bệnh lý nền sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng và có tỉ lệ tử vong cao hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, ứng dụng S-health ra đời. S-Health là ứng dụng di động đầu tiên cung cấp thông tin, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để người cao tuổi và người thân, người chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có thể tự áp dụng trong việc chăm sóc sức khỏe đã chính thức ra mắt sau hơn nhiều tháng thử nghiệm. Ứng dụng “S-Health” được Tổng cục phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam phát triển vào năm 2020. Ứng dụng S-health sẽ giúp người cao tuổi tiếp tục làm những điều mà họ trân trọng và giúp họ tránh bị cô lập xã hội và phụ thuộc vào sự chăm sóc.
Để phổ biến ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (Shealth) trong cộng đồng, Chi cục Dân số và KHHGĐ thành phố Hải Phòng đã tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (S-Health) cho các cán bộ dân số, phát động cuộc thi “Hiểu về S-Health – Bạn của người cao tuổi” tới các ban, ngành, đoàn thể phổ biến ứng dụng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi S-Health đến đông đảo người cao tuổi cũng như người thân, người chăm sóc người cao tuổi và đưa ứng dụng vào cuộc sống góp phần nâng cao chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. Chi đoàn Chi cục Dân số và KHHGĐ thành phố Hải Phòng là lực lượng tiên phong trong triển khai các hoạt động này.
Chữ “S” trong S-Health là viết tắt của từ tiếng Anh “Silver” (nghĩa là “bạc”), tượng trưng cho người cao tuổi, đồng thời mang hình dáng của đất nước Việt Nam. Phần mềm ứng dụng S-Health là một trong những công cụ rất hữu ích, giúp cung cấp những thông tin về các bệnh thường gặp ở người cao tuổi, chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi và kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi. Ứng dụng di động cũng giúp người cao tuổi có thể theo dõi các chỉ số sức khỏe hằng ngày và tính năng hẹn lịch như đặt lịch nhắc uống thuốc, lịch khám sức khỏe... Ứng dụng di động đã cho phép các thành viên trong gia đình có thể kết nối với nhau trên app. Với tính năng như vậy, các thành viên trong gia đình có thể cùng nhau hỗ trợ người cao tuổi trong việc truy cập và sử dụng ứng dụng, chia sẻ thông tin về sức khỏe và quản lý tình trạng sức khỏe của người cao tuổi từ xa hay trong các tình huống khẩn cấp để đảm bảo rằng “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Dưới đây là một số hình ảnh của hoạt động:
Đoàn Khối các cơ quan thành phố
- Chuyên mục
-
Tin tức cơ sở đoàn
- Quận đoàn Hồng Bàng
- Quận đoàn Lê Chân
- Quận đoàn Ngô Quyền
- Quận đoàn Dương Kinh
- Quận đoàn Hải An
- Quận đoàn Kiến An
- Quận đoàn Đồ Sơn
- Huyện đoàn Thủy Nguyên
- Huyện đoàn Tiên Lãng
- Huyện đoàn An Dương
- Huyện đoàn Cát Hải
- Huyện đoàn Vĩnh Bảo
- Huyện đoàn An Lão
- Huyện đoàn Bạch Long Vĩ
- Huyện đoàn Kiến Thụy
- Đoàn Thanh niên Công an thành phố
- Đoàn Thanh niên Bộ đội biên phòng
- Đoàn Thanh niên Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
- Đoàn Thanh niên C.ty CP Cảng Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên Xăng dầu khu vực III
- Đoàn Thanh niên C.ty CP Vận tải biển
- Đoàn Thanh niên Khu kinh tế Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty Điện lực Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty Bảo đảm An toàn hàng hải miền Bắc
- Đoàn Thanh niên Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp
- Đoàn khối các cơ quan thành phố
- Đoàn khối doanh nghiệp thành phố
- Đoàn Thanh niên Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Hàng Hải
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Y Dược Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương II
- Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng
- Theo dấu chân Bác
- Mỗi tuần một câu chuyện
- Sổ tay Đoàn - Hội
- Hai Phong Destination
- Tuổi trẻ Hải Phòng tiên phong chuyển đổi số