XUYÊN TẠC LÝ LUẬN VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA MÁC - SỰ LẦM LẠC ĐÁNG KHINH

26 07 2023

in trang

Vin vào cái cớ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ, cũng như sự biến động phức tạp của tình hình thế giới, nhất là cuộc xung đột quân sự Nga – Ucraina hiện nay, những người thiếu thiện chí, có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta đã cố tình xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng Việt Nam đang “tụt hậu” so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Bám vào sự kiện này, có người đã hý hửng kết luận rằng, những hạn chế, yếu kém của Việt Nam là do “Đảng của ông Hồ gây nên”; rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam miệng thì kêu gọi đổi mới nhưng thực tế đang kìm hãm đổi mới”, Đảng đang bị “cô độc”, “ngày càng “bế tắc”, đi vào ngõ cụt” vì “Đảng khư khư bám lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, đi theo con đường của CNXH nên “một mình một chợ”…

Trong số những người “quay lưng lại với Đảng”, có người đã tự “sám hối” rằng, cả đời tin vào học thuyết Mác – Lênin là sai lầm vì đi theo “CNXH không tưởng”; nay nhận thức lại thấy cần phải từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, rồi lu loa rằng “Việt Nam không thể tiếp tục con đường XHCN”, “phải từ bỏ lý luận hình thái kinh tế – xã hội của Mác để đi theo con đường TBCN”, “nhân dân cần chấm dứt sự lệ thuộc vào Đảng Cộng sản Việt Nam”, “phải đi theo con đường TBCN thì Việt Nam mới cất cánh”, “trở thành con Hổ, con Rồng châu Á”…

Sự phi lý của quan điểm nêu trên đã được hầu hết các đài, báo, phim ảnh, tài liệu, các hội thảo khoa học quốc tế của các nhóm, những người thiếu thiện chí, có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta tổ chức, viết bài tung lên mạng xã hội, bàn tán, tự cho mình cái quyền can thiệp sâu rộng vào công việc nội bộ của nước khác, phán quyết về số phận của chủ nghĩa Mác – Lênin, của CNXH khoa học; cho rằng, thời đại ngày nay đi theo con đường của CNTB là sự lựa chọn đúng đắn, khôn ngoan nhất. Họ đã lấy các ví dụ cụ thể về “tấm gương” của Đông Đức, Ba Lan, Hunggary…, đã từ bỏ CNXH để đi theo con đường TBCN và trở thành thành viên của NATO nên đất nước phát triển, đời sống của người dân sung sướng; hòa bình, an ninh được NATO bảo vệ…

Lời tuyên truyền một chiều, do một phía nêu ra, chủ yếu ca ngợi không công cho CNTB, phương Tây thế mà cũng có những người nhẹ dạ, cả tin “ngưỡng mộ”, theo đuôi, tán dương các quan điểm thiếu kiểm chứng ấy. Thật đáng tiếc cho những người “nhìn cây mà không thấy rừng”, “chỉ ngộ nhận vui mừng mà chẳng biết lo”…

2. Một trong những tiêu điểm chống phá chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường đi lên CNXH là học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác – nội dung cốt lõi trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Từ trước đến nay, các nhà khoa học chân chính và các cuộc hội thảo khoa học quốc tế do các tổ chức tiến bộ tổ chức, phần đông các học giả, chính khách đều thừa nhận giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin; khẳng định sự cần thiết phải có chủ nghĩa Mác – Lênin trong thế giới hiện đại.

Thế nhưng, không ít người thiếu thiện chí với CNXH đã cho rằng, “chủ nghĩa Mác – Lênin và CNXH khoa học “chỉ là của quá khứ”, “không còn phù hợp với thời đại ngày nay”. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân được họ kết luận là do: “sai lầm của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác gây ra”, rồi quả quyết “đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Mác”. Chính học thuyết này là “nền gốc”, “điểm xuất phát” dẫn đến sự ra đời của CNXH khoa học”. Từ đó, họ cho rằng nếu như nhân loại không bị tiêm nhiễm bởi “nọc độc” của “học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác” thì chủ nghĩa Mác – Lênin không bị lên án và phát tác sự sai lầm, “kìm hãm sự phát triển của nhân loại”. Hơn thế, “nhân loại không phải chứng kiến sự “cáo chung” của chủ nghĩa Mác – Lênin cùng với thảm cảnh “đổ vỡ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu”.

Trắng trợn hơn, có người còn vu khống “học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác” là “sản phẩm lai tạo, cấy ghép hỗn hợp giữa “CNXH chân chính kiểu lang băm của Đức” với “CNXH không tưởng phê phán thế kỷ XIX của Pháp” nên nó không có giá trị khoa học. Vì lẽ đó, sai lầm của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác đã dẫn đến sự ra đời trái quy luật của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 và hệ thống các nước XHCN trên thế giới năm 1945. Theo họ, “sự cố này đã dẫn đến những cuộc chiến tranh, đói nghèo và chết chóc của hàng trăm triệu người trên thế giới”. Hệ quả của nó còn tiếp diễn là cuộc xung đột quân sự Nga – Ucraina bùng phát hơn một năm qua nhưng chưa có hồi kết, v.v..

Bản chất của sự việc này là gì? Tại sao khi chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta, các thế lực thù địch lại chĩa mũi nhọn vào việc công kích, bài xích, phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác? Hẳn là họ ý thức rõ ràng về vị trí đặc biệt quan trọng của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội trong chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thấy rõ sự nguy hiểm của học thuyết này đối với sự tồn tại, phát triển của chế độ TBCN và không muốn sức sống mãnh liệt của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác lan tỏa mạnh mẽ trong thế giới đương đại và trong tương lai. Do đó, họ quyết tâm đánh đổ học thuyết này để tạo ra sự lây lan, dễ bề đánh đổ các học thuyết khác, tiến tới thủ tiêu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…

3. Sự thật là ảnh hưởng của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế thật lớn lao, nó không chỉ công khai tính đảng của giai cấp công nhân là xóa bỏ mọi sự bất công, mà còn vạch ra con đường, biện pháp đấu tranh để thủ tiêu mọi sự dối trá của giai cấp thống trị; kiên quyết đấu tranh xóa bỏ mọi sự áp bức, bóc lột, đập tan mọi xiềng xích của giai cấp thống trị; định hướng, dẫn đường, chỉ lối cho giai cấp vô sản tập hợp lực lượng, tổ chức đấu tranh giải phóng chính mình, xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp – xã hội XHCN.

Vì lẽ đó, học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác trở thành “hòn đá tảng” trong các chính sách kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin, là nền gốc và là nội dung trọng điểm trong hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, có giá trị định hướng nhận thức, chỉ đạo hành động thực tiễn, đóng vai trò thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, thống trị nền tảng tinh thần của phong trào công nhân, trở thành hạt nhân lý luận trong nền tảng tư tưởng của các Đảng Cộng sản. Nó xứng đáng là một trong những phát kiến vĩ đại của Mác.

Vì lẽ đó, những kẻ thù lớn nhỏ của chủ nghĩa Mác – Lênin và những người có quan điểm đối lập với các Đảng Cộng sản đều hiểu rằng, chừng nào còn tồn tại học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác thì chừng ấy còn có sự thống trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, còn có các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế, cũng như cuộc đấu tranh không khoan nhượng của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản. Do đó, họ cảm nhận nguy cơ đe dọa sự tồn tại là có thật, cũng như không thể tránh khỏi sự tất yếu diệt vong.

Rõ ràng, sự lan tỏa và ảnh hưởng của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác là có hại cho họ, đặc biệt là khi uy tín và vai trò ngày càng tăng lên của Đảng Cộng sản trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Để cứu mình, họ buộc phải dùng “thuyết âm mưu” để chống phá học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác – phá bỏ từ gốc lý luận về CNXH, đặc biệt là phủ nhận quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng; sản xuất vật chất – cơ sở quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người.

4. Nhận thức và vận dụng sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta là yêu cầu khách quan, cơ sở khoa học để kiên định mục tiêu, con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ mục tiêu, con đường đi lên CNXH ở nước ta đúng như điều mong muốn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta”. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu, làm rõ giá trị và ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác trong thời điểm hiện nay là vấn đề có tính nguyên tắc trong tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, phát triển lý luận về đường lối đổi mới của Đảng ta. Đây là vấn đề thời sự cấp bách, rất đáng quan tâm trong tổng kết 40 năm đổi mới đất nước và chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng.

Bên cạnh việc khẳng định rõ lập trường có tính nguyên tắc của những người mácxít về giá trị và ý nghĩa khoa học, cách mạng của học thuyết này, nhất thiết phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh phản bác các luận điệu vu khống, xuyên tạc, phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác, giá trị và ý nghĩa của nó đối với đường lối đổi mới ở Việt Nam.

Trách nhiệm của chúng ta là phải chứng minh rằng, cho đến tận ngày này, chỉ có học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác là học thuyết duy nhất bàn về mục tiêu, con đường, chiến lược, sách lược, điều kiện, lực lượng và phương thức đấu tranh giải phóng triệt để xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, bất công, tha hóa, đói nghèo dưới mọi hình thức; chỉ ra những quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan, sự diệt vong tất yếu của CNTB và sự thắng lợi của CNXH, CNCS; đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động từ thân phận nô lệ, lầm than lên địa vị làm chủ đất nước.

Rõ ràng là, trước đây cũng như hiện nay, học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác vẫn là lý luận khoa học, cách mạng cần thiết để chúng ta nhận thức và cải tạo thế giới; giải quyết các vấn đề lịch sử, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đối với cách mạng Việt Nam, việc tiếp tục nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo tính khách quan của các quy luật xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạch định đường lối đổi mới và con đường đi lên CNXH ở nước ta hiện nay, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học để chúng ta tiếp tục vận dụng sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và chính nó, luôn luôn là vũ khí lý luận sắc bén đế chúng ta đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận; chống lại các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ chân lý khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng của Đảng ta trước sự tấn công từ nhiều phía của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Đây là sự bảo đảm chắc chắn nhất để phòng, chống sự chệch hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

Những ai xuyên tạc lý luận về hình thái kinh tế – xã hội của Mác thật là đáng tiếc vì đã lầm lạc đáng khinh. Hãy giác ngộ để tự cứu mình, nếu không sẽ bị pháp luật Việt Nam trừng trị đích đáng./.

Nguồn: Hương Sen Việt

Thong ke