NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CỦA LUẬT AN NINH MẠNG
11 04 2023
in trang
Luật An ninh mạng 2018, số 24/2018/QH14 đã được Quốc hội thông qua ngày 12/06/2018 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Những điểm nổi bật nhất của Luật An ninh mạng:
1. Nghiêm cấm thông tin sai sự thật gây hoang mang trên mạng
Điều 8 của Luật này quy định nhiều hành vi bị nghiêm cấm trên môi trường mạng. Trong đó, nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi như: Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục mua chuộc lừa gạt, lôi kéo người chống phá Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử; Thông tin sai sự thật gây hoang mang; Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội; Sản xuất, đưa vào sử dụng phần mềm gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet…
Bên cạnh đó, hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi cũng là một hành vi bị nghiêm cấm.
2. Doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam
Khoản 3 Điều 26 của Luật yêu cầu doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
Riêng doanh nghiệp nước ngoài phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
3. Ngừng cung cấp dịch vụ mạng khi có yêu cầu của cơ quan chức năng
Ngoài yêu cầu phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong và ngoài nước không được cung cấp hoặc phải ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên mạng thông tin bị nghiêm cấm nêu trên, khi có yêu cầu của lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Doanh nghiệp phải cung cấp thông tin người dùng để phục vụ điều tra
Các doanh nghiệp nêu trên cũng phải có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng.
Đặc biệt, phải cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
5. Thông tin vi phạm trên mạng bị xóa bỏ trong vòng 24 giờ
Khi người dùng chia sẻ những thông tin bị nghiêm cấm, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin vi phạm chậm nhất là 24 giờ, kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đồng thời, doanh nghiệp phải lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian quy định.
6. Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Đây là một quy định rất nhân văn của Luật An ninh mạng 2018. Theo đó, Điều 29 quy định: Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.
Các doanh nghiệp phải đảm bảo kiểm soát nội dung để không gây nguy hại cho trẻ em; đồng thời, xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em…
7. "Nghe lén" các cuộc đàm thoại được coi là hành vi gián điệp mạng
Các hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng được liệt kê tại khoản 1 Điều 17 Luật An ninh mạng 2018, trong đó có:
- Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật;
- Cố ý nghe, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại;
- Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân…
8. Khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia phổ biến kiến thức an ninh mạng
Nhà nước có chính sách phổ biến kiến thức về an ninh mạng trong phạm vi cả nước, khuyến khích cơ quan Nhà nước phối hợp với tổ chức tư nhân, cá nhân thực hiện chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức về an ninh mạng.
Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng và triển khai hoạt động phổ biến kiến thức về an ninh mạng cho cán bộ, công chức trong Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phổ biến kiến thức cho cơ quan, tổ chức, cá nhân của địa phương.
- Bảo Minh -
- Quận đoàn Hồng Bàng
- Quận đoàn Lê Chân
- Quận đoàn Ngô Quyền
- Quận đoàn Dương Kinh
- Quận đoàn Hải An
- Quận đoàn Kiến An
- Quận đoàn Đồ Sơn
- Huyện đoàn Thủy Nguyên
- Huyện đoàn Tiên Lãng
- Huyện đoàn An Dương
- Huyện đoàn Cát Hải
- Huyện đoàn Vĩnh Bảo
- Huyện đoàn An Lão
- Huyện đoàn Bạch Long Vĩ
- Huyện đoàn Kiến Thụy
- Đoàn Thanh niên Công an thành phố
- Đoàn Thanh niên Bộ đội biên phòng
- Đoàn Thanh niên Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
- Đoàn Thanh niên C.ty CP Cảng Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên Xăng dầu khu vực III
- Đoàn Thanh niên C.ty CP Vận tải biển
- Đoàn Thanh niên Khu kinh tế Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty Điện lực Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty Bảo đảm An toàn hàng hải miền Bắc
- Đoàn Thanh niên Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp
- Đoàn khối các cơ quan thành phố
- Đoàn khối doanh nghiệp thành phố
- Đoàn Thanh niên Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Hàng Hải
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Y Dược Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương II
- Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng