“Người lính áo trắng” và “chiến binh áo đỏ”

05 04 2022

in trang

“Người lính áo trắng”

“Lớp lớp thế hệ cha anh đã lên đường đánh giặc để bảo vệ Tổ quốc thì thế hệ thanh niên hôm nay cũng sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù vô hình để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Đó là sứ mệnh của người thầy thuốc, là nhiệt huyết, tinh thần xông pha và cống hiến của tuổi trẻ,” Nguyễn Thị Huế, SV lớp Y Đa khoa K38A trường ĐH Y Dược Hải Phòng chia sẻ.

Tháng 8/2021, giữa lúc Thành phố Hồ Chí Minh đang là tâm dịch nóng nhất của cả nước, theo lời kêu gọi của Nhà trường, Huế viết đơn tình nguyện vào Nam chống dịch.

Trước khi tham gia chống dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ cuối tháng 3 năm 2020, khi thành phố Hả Phòng bước vào cuộc chiến chống đại dịch Covid 19, Huế và các bạn Đoàn viên, sinh viên của trường đã tình nguyện tham gia trực chốt tại các cửa ngõ ra vào thành phố và các chốt phường trên địa bàn quận Ngô Quyền.

“Em ơi đất nước là máu xương của mình-Phải biết gắn bó và san sẻ”, Huế chia sẻ lí do đã thôi thúc bản thân lên đường “Nam tiến” chống dịch.

Khi đặt chân tới TP HCM, cảm nhận không khí im lìm nơi thành phố hoa lệ và khi gặp mặt các nhân viên y tế tại đây, Huế cảm nhận được sự mệt mỏi, áp lực hiện rõ trên gượng mặt họ, “Lúc ấy, mình cảm thấy tinh thần nhiệt huyết của mình bùng cháy hơn lúc nào hết”.

Được phân công làm việc tại Bệnh viên dã chiến số 6, không chỉ có vai trò là sinh viên hỗ trợ mà Huế phải làm việc như một cán bộ y tế thực sự. Vì thiếu nhân lực nên bộ phận nào cần người là “sẵn sàng có mặt”.  Trong quá trình làm việc, Huế rút ra nhiều bài học đáng quý: "Lý thuyết và thực tế luôn khác nhau, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bọn mình vẫn được các thầy cô bao bọc. Nhưng khi vào thực chiến, mình mới thấy khó khăn trăm bề, kiến thức cứ tưởng là đủ rồi nhưng hoá ra chỉ là hạt cát trong sa mạc, bệnh nhân đa dạng không ai giống ai. Và quan trọng nhất, mình học được cách có trách nhiệm với từng lời nói, cử chỉ khi tiếp xúc với người dân”

Sống giữa tâm dịch, khi số ca nhiễm ngày càng tăng cao và trường hợp bệnh nhân tử vong là khó tránh khỏi. Lần đầu tiên trực tiếp “bó xác” và vận chuyển xác lên xe hỏa táng, Huế khóc rất nhiều vì cảm nhận sâu sắc sự khốc liệt do viruss Corona gây ra. Nhưng vì khối lượng công việc rất nhiều, không có thời gian để rãi bày cảm xúc, sau lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba Huế không còn khóc nữa, trầm lặng hơn, vừa làm vừa cầu nguyện mong dịch bệnh nhanh chóng qua đi.

Là một sinh viên Y Dược, được góp phần bảo vệ sức khoẻ người dân chính là sứ mạng, nhiệm vụ và mục tiêu của Huế ngay trước khi quyết định bước vào ngưỡng cửa của trường. Trong bối cảnh cả nước chung tay chống dịch, Huế hiểu rõ nghĩa vụ hoàn thành sứ mạng thiêng liêng ấy, dù nhỏ nhưng hy vọng sẽ góp phần giúp Việt Nam yên bình.

“Ấm áp tình người nơi tâm dịch”

Ngoài nhiệm vụ chăm sóc BN, Huế còn 1 nhiệm vụ nhỏ hằng ngày là liên hệ, tìm xe để vận chuyển BN về. Chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ, Huế nói: “Đó là 1 BN quê tận Đắc Lắc. Sau khi BN điều trị khỏi thì mình có nhiệm vụ tìm xe để đưa BN về nơi ở. Khi mình lên nói chuyện với cô, mình còn không hiểu cô nói gì, vì cô nói tiếng dân tộc. Sau một hồi hỏi han tỉ mỉ, vừa dùng tiếng Kinh “lơ lớ”, vừa dùng ngôn ngữ tượng hình, mình cũng “bất đắc dĩ” hiểu được tình hình của cô. Khi đó không có một chuyến xe nào từ HCM về Đắc Lắc. Trong gần 3 tiếng “gọi cháy máy” khắp các nhà xe, không có xe nào nhận, vì dù BN đã khỏi bệnh nhưng hồi đó vẫn còn nhiều người kì thị, hơn nữa nếu đưa về Đắc Lắc họ sợ không quay đầu về HCM được. Sau cùng, khi mình nói gần như hết sức, nói với hết tấm lòng nhân đạo thì cũng có một xe nhận chở với giá hơn 2 triệu. Mà trong người BN không còn một đồng tiền nào. Khi đó, BN cũng hết thời gian điều trị rồi, không thể tiếp tục ở lại BV được nên mình thực sự rất lo. Vì vậy đã can đảm đứng lên xin mọi người, các nhân viên y tế, các bạn sinh viên quyên góp đủ số tiền đó và BN đã được về nhà. Lúc ấy, mình cảm thấy vô cùng ấm áp và tự hào vì đã làm được việc có ý nghĩa”

“Chiến binh áo đỏ”

Là sinh viên đại học năm thứ 6 cũng là ngần ấy năm Huế là Tình nguyện viên vận động hiến máu nhân đạo. Ý thức được ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo, ngay từ năm nhất khi nghe thông tin Hành trình đỏ xuyên Việt tuyển TNV, cô gái nhỏ nhắn dũng cảm đã một mình đi xe máy từ Hải Phòng lên Viện Huyết học truyền máu Trung ương để tham gia các buổi tập huấn. Trong quá trình đó, Huế hiểu rằng không chỉ cho đi những giọt máu của mình mà rất cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, cần có những tình nguyện viên vận động hiến máu để có những đơn vị máu quý giá đến tay người bệnh. Với tinh thần nhiệt huyết, Huế luôn tích cực trong công tác hiến máu của thành phố Hải Phòng trong vai trò Chủ nhiệm CLB Vận động hiến máu trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

Với các tình nguyện viên nhà Máu, khó khăn lớn nhất không phải là nắng mưa gian khổ, không phải là việc chạy hàng cây số để đi hiến máu mà đó là việc vận động cộng đồng để mọi người hiểu về hiến máu cần thiết như thế nào với sự sống người bệnh. Trong dòng ký ức, Huế luôn nhớ về những cuộc gọi bất chợt, cần máu cấp cứu đến từ Trung tâm huyết học truyền máu HP vì số điện thoại của Huế luôn thường trực tại trung tâm. Bất cả ngày đêm, bất kể mưa nắng, đều cố gắng vận động để có những đơn vị máu quý giá đến bệnh nhân.

Huế mong rằng thông qua những việc mình đã, đang và sẽ làm có thể lan tỏa tinh thần cống hiến đến tất cả mọi người vì nó tô thắm 2 tiếng “đồng bào”. “Cứ hết mình cống hiến, không quan trọng bạn là ai, tài giỏi ra sao, quan trọng là giúp được bao nhiêu người.

Admin

Thong ke