Mô hình ứng dựng KHKT của thanh niên: “Ứng dụng mô hình MDR xác định kiểu tương tác gen và các tổ hợp gen mã hoá enzym chuyển hoá Homocystein có giá trị chẩn đoán sớm nguyên nhân sẩy thai liên tiếp” trong lĩnh vực Sinh học tế bào và phân tử

04 04 2022

in trang

Đoàn viên Mai Thành Quyết là học sinh lớp 12A1 trường THPT Đồ Sơn cùng với đoàn viên Nguyễn Khánh Huyền – học sinh lớp 11 Sử trường THPT Chuyên Trần Phú đã giành Giải 3 cuộc thi nghiên cứu Khoa học Kĩ thuật cấp quốc gia năm học 2021 - 2022 trong lĩnh vực Sinh học tế bào và phân tử.

Đoàn viên Mai Thành Quyết là học sinh lớp 12A1 trường THPT Đồ Sơn cùng với đoàn viên Nguyễn Khánh Huyền – học sinh lớp 11 Sử trường THPT Chuyên Trần Phú rất đam mê với bộ môn sinh học, đã thúc đẩy 2 em nghiên cứu Khoa học kĩ thuật về lĩnh vực sinh học tế bào, trong đó đi sâu vào tế bào của con người.

Nhận thấy vấn đề sẩy thai hiện nay diễn ra khá nhiều và do nhiều nguyên nhân khác nhau, và mong muốn của các em là ứng dụng khoa học kĩ thuật để xác định, chuẩn đoán sớm nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu tránh bị sảy thai. Điều đó thôi thúc 2 em thực hiện dự án MDR xác định kiểu tương tác gen và các tổ hợp gen mã hoá enzym chuyển hoá Homocystein có giá trị chẩn đoán sớm nguyên nhân sẩy thai liên tiếp”.

Dự án đã đưa ra: Sẩy thai là một biến cố trong sản khoa do rất nhiều nguyên nhân gây ra. các đa hình gen MTHFR C677T và A1298C, MTR A2756G và MTRR A66G ở phụ nữ có tiền sử sẩy thai và xác định kiểu tương tác gen và các tổ hợp gen có giá trị chẩn đoán sớm nguyên nhân sẩy thai liên tiếp.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của dự án: Nghiên cứu được thực hiện trên 200 phụ nữ có tiền sử sẩy thai được chia làm 2 nhóm gồm 100 phụ nữ có tiền sử sẩy thai và 100 phụ nữ có tiền sử sẩy thai liên tiếp (từ 2 lần trở lên). Các kiểu đa hình được xác định bằng kỹ thuật real-time PCR và khảo sát tương tác giữa các đa hình và tổ hợp gen có giá trị chẩn đoán sớm nguyên nhân sẩy thai liên tiếp bằng phần mềm MDR.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ các đa hình gen MTHFR C677T, MTHFR A1298C, MTR A2756G và MTRR A66G lần lượt là 41,0%, 45,0%, 22,0% và 40,0%.  Kiểu tổ hợp MTHFR (C677T)/MTHFR (A1298C)/ MTR (A2756G) /MTRR (A66G) với độ tái lập cao nhất là 10/10, độ chính xác cân bằng lý thuyết và thực nghiệm đều bằng 0,75; độ đặc hiệu, độ nhạy lần lượt là 98,2 và 98,7%, OR (15,05) với CI (3,08-73,57) và X2 là 18,09 (P<0,0001) và có kiểu tương tác gen bổ sợ và biểu hiện mức tương tác cao nhất. Nguy cơ sẩy thai liên tiếp ở nhóm mang tổ hợp gen này cao gấp 15 lần so với nhóm không mang tổ hợp gen này.

Kết luận của Dự án: Đa hình gen MTHFR, MTRMTRR dẫn đến tăng homocystein máu là một yếu tố nguy cơ gây sẩy thai và sẩy thai liên tiếp.

Với sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Nguyễn Thị Kim Thành – giáo viên bộ môn Sinh học trường THPT Đồ Sơn, hai em Quyết và Huyền đã cùng nhau vượt qua nhiều dự án, mô hình xuất sắc giành Giải 3 cuộc thi nghiên cứu Khoa học Kĩ thuật cấp quốc gia năm học 2021 - 2022 trong lĩnh vực Sinh học tế bào và phân tử.

Quận đoàn Đồ Sơn

Thong ke