Đoàn viên Đào Thái Sơn với mô hình trồng Nấm làm giàu ngay trên Quê hương

03 08 2024

in trang

Tốt nghiệp ra trường, nhiều bạn mong muốn xin việc ở thủ đô, hay trung tâm những thành phố lớn, nhưng với Đoàn viên Đào Thái Sơn - chàng trai sinh năm 2000 khao khát được về xây dựng quê hương mình và quyết tâm làm ra sản phẩm mang thương hiệu quê hương để quảng bá đến mọi nơi.

Thấy quê hương thay da, đổi thịt từng ngày trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, nhưng bố mẹ tần tảo sớm hôm với nghề trồng nấm mà chỉ đủ cuộc sống sinh hoạt và nuôi con ăn học. Anh tâm sự nhiều đêm  trằn trọc suy nghĩ, không thể nào chợp mắt được và mong muốn thực hiện nung nấu của mình. Sau thời gian suy nghĩ, tôi quyết định lựa chọn phát triển mô hình trồng Nấm Sò. Đến tháng 10 năm 2022, Hợp tác xã Nấm Hương Sơn chính thức được thành lập, trực tiếp do anh làm giám đốc, với quy mô nhà xưởng khoảng 1.000m2, bắt đầu đi vào hoạt động.

Biết bao mồ hôi, công sức, tiền bạc của gia đình đổ dồn vào sản phẩm với hi vọng thành công, nhưng kết quả như một gáo nước lạnh dội vào, khi chứng kiến nấm bị chết gần như toàn bộ do khắc nghiệt của thời tiết, sản phẩm còn lại không cạnh tranh được với thị trường; gánh nặng đè lên gia đình và bản thân khi thua lỗ gần 500 triệu đồng, hằng ngày phải xoay sở từng đồng để trả lãi cho ngân hàng, nhiều khi anh suy nghĩ buông xuôi, và có ý nghĩ hay là theo nghề mà mình được đào tạo. Lòng dạ ngổn ngang do thua lỗ, nhưng có lệnh tập trung huấn luyện tôi vẫn tích cực tham gia. Nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chi ắt làm nên”. Anh quyết tâm làm lại từ đầu cho bằng được với cách làm bài bản hơn, anh chủ động liên hệ chuyên gia huyện, đi một số cơ sở trồng Nấm để nghe tư vấn và học hỏi kỹ thuật, phương pháp chăm sóc, đồng thời trực tiếp hướng dẫn công nhân duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định, chăm sóc đúng quy trình, đồng thời tìm đầu ra cho sản phẩm. Quyết không để sản phẩm mình làm ra thua thiệt về thương hiệu và tiêu chuẩn, tôi đã liên hệ với Phòng Nông nghiệp huyện nhờ tư vấn đăng ký tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm. Dưới sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về thủ tục pháp lý, cộng với tuân thủ quy trình chăm sóc nghiêm ngặt, sản phẩm nấm đạt được chứng chỉ OCOP hạng 3 sao.

Nhưng, dường như mọi thứ “thử thách lòng kiên nhẫn của tôi” bài toán đầu ra cho sản phẩm vẫn là một vấn đề lớn, bởi với quy mô sản xuất khoảng 1.000m2, hàng ngày cơ sở của Anh thu hoạch từ 180kg - 220kg nấm các loại, nếu chỉ dựa vào các đơn hàng truyền thống thì cung vượt quá cầu, sản phẩm làm ra không tiêu thụ hết, thiệt hại về kinh tế là rất lớn. Một lần nữa tôi tiếp cận hệ thống bán lẻ thông qua các siêu thị trên địa bàn thành phố. Thời gian đầu chỉ một số siêu thị đồng ý nhập sản phẩm của tôi với số lượng nhỏ, dần dần sản phẩm nấm của Anh đã lấy được niềm tin của người tiêu dùng, có chỗ đứng trên thị trường.

Đặc biệt, năm 2024, anh đã mạnh dạn tham gia cuộc thi Dự án Khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2024 do Thành đoàn tổ chức và vinh dự đạt giả Nhì cuộc thi và được chọn vào vùng Bán kết cuộc thi do Trung ương đoàn tổ chức.

 

Admin

Thong ke