KỲ I. Câu hỏi về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

23 10 2023

in trang

KỲ I. Câu hỏi về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

 

Câu 1: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi chuyển hướng không nhường đường cho các xe đi ngược chiều, người đi bộ và xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: Người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

 

Câu 2: Hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: Người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

=> Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng.

 

Câu 3: Hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: 

Hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo đó, người điều khiển xe thực hiện hành vi này sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài phạt tiền, họ còn bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung, đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 1 tháng đến 3 tháng.

 

Câu 4: Hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời: 

Tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: Người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

 

Câu 5: Hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời:

Hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 10 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo đó, người điều khiển xe thực hiện hành vi này sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài phạt tiền, họ còn bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung, đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 22 tháng đến 24 tháng.

 

Admin

Thong ke