HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI ĐỊA CHỈ ĐỎ; PHÁT ĐỘNG ĐỢT SINH HOẠT CHÍNH TRỊ “NHỚ VỀ BÁC - LÒNG TA TRONG SÁNG HƠN” NHÂN KỶ NIỆM 55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1969 - 2024)

17 08 2024

in trang

Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, thiết thực tổ chức các hoạt động hưởng ứng đợt sinh hoạt chính trị "Nhớ về Bác - Lòng ta trong sáng hơn" nhân dịp 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024), Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2024, chiều ngày 17/8/2024, Huyện đoàn - Hội LHTN Việt Nam huyện Cát Hải tổ chức cho cán bộ Đoàn, đoàn viên, hội viên, thanh niên đến thăm Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia “Nơi Bác Hồ về thăm Làng cá Cát Bà, Cát Hải” (Thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng)

Tháng 3/2009, nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm Làng cá Cát Bà, ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam và khai mạc du lịch Cát Bà 2009, sau một thời gian lựa chọn kỹ càng, có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực lịch sử, văn hóa của Việt Nam, khối đá tự nhiên có tuổi đời hàng trăm triệu năm ở quên hương Hà Sen anh dũng (xã Trân Châu ngày nay, đoạn giữa Tùng Gốm và xóm Bến) đã được đưa về quảng trường trung tâm du lịch Cát Bà, đặt đúng ở vị trí Bác đặt chân lên đảo năm xưa.

Công trình phiến đá nguyên khối đánh dấu nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đặt chân lên đảo Cát Bà vào ngày 31/3/1959, phiến đá như một minh chứng lịch sử cho người dân đảo và du khách thế hệ ngày nay về sự kiện lịch sử này. Trong chuyến hành trình thị sát vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ quốc, từ hướng Bắc thuộc tỉnh Quảng Ninh, tàu đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đến hai huyện đảo là huyện Cát Bà và huyện Cát Hải. Tàu cặp bến Phố Hàn (khu vực cầu tàu thị trấn Cát Bà hiện nay-ngày đó thuộc huyện Cát Bà), trên giá đặt máy xay nước đá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất…để đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn….đồng thời Người cũng căn dặn “Rừng vàng, biển bạc của ta, do nhân dân ta làm chủ”.

Tiếp tục hành trình, tàu đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh về Bến Gót, thuộc xã Cao Minh (trước đây là một xã thuộc huyện Cát Hải, giữa năm 1978 xã Cao Minh đã di chuyển cả xã ra Cát Bà), do tàu không cập sát bến Gót, Bác đã dùng thuyền nhỏ chuyển tải vào bờ. Bác có thăm, gặp gỡ một số gia đình ngư dân, nói chuyện với một số đại biểu cán bộ, chiến sỹ, nhân dân huyện Cát Hải ngày đó trong căn nhà tập thể của Tập đoàn đánh cá Quảng Phú. Sau đó tàu đưa Bác Hồ trở về đất liền.

Tháng 3/2009, nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm Làng cá Cát Bà, ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam và khai mạc du lịch Cát Bà 2009, sau một thời gian lựa chọn kỹ càng, có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực lịch sử, văn hóa của Việt Nam, khối đá tự nhiên có tuổi đời hàng trăm triệu năm ở quên hương Hà Sen anh dũng (xã Trân Châu ngày nay, đoạn giữa Tùng Gốm và xóm Bến) đã được đưa về quảng trường trung tâm du lịch Cát Bà, đặt đúng ở vị trí Bác đặt chân lên đảo năm xưa. Khối đá tự nhiên nặng 86 tấn (phần nổi cao-rộng-dày: 3,5m-5m-2m), ở hai mặt có trạm bia đồng, mặt phía Tây Bắc ghi: “Nơi đây, ngày 31-3-1959 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Làng cá Cát Bà”; mặt Đông Nam ghi lời căn dặn của Người: “Rừng vàng, biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ”.

Sự kiện Bác Hồ về thăm huyện Cát Bà năm xưa được chọn là ngày truyền thống của huyện, ngày 31/3 hàng năm là ngày tổ chức lễ hội kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm Làng cá Cát Bà, ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam và khai mạc du lịch Cát Bà. Nơi Bác Hồ về thăm đảo Cát Bà đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là khu Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 2009.

Hành trình Đến với địa chỉ đỏ là một hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, qua đó giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đi trước đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời hưởng tới kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024).

- Bảo Minh -

Thong ke