Giới thiệu một số nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ Quân sự
20 03 2023
in trang
Luật Nghĩa vụ Quân sự số 78/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Đây là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc - nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Luật gồm 9 chương, 62 Điều quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong thực hiện nghĩa vụ quân sự; chế độ, chính sách và ngân sách bảo đảm trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự; các hành vi bị nghiêm cấm; xử lý vi phạm… Một số nội dung cơ bản của Luật được quy định như sau:
1. Độ tuổi gọi nhập ngũ: Luật quy định độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 đến hết 25 tuổi, công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Đối với công dân đến 17 tuổi, có nguyện vọng vào học tập tại các nhà trường quân đội để phục vụ lâu dài trong Quân đội nhân dân, nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được tiếp nhận, khi vào học tập tại các nhà trường quân đội sẽ được công nhận là binh sĩ tại ngũ.
2. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ: Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và có chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân Việt Nam được đăng ký nghĩa vụ quân sự và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ. Luật quy định về thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Việc kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ thêm một thời gian không quá 06 tháng nhằm bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
3. Thời điểm gọi công dân nhập ngũ: Để đảm bảo cho công dân chủ động chuẩn bị thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ; đồng thời, tạo điều kiện cho địa phương trong xây dựng, thực hiện kế hoạch gọi công dân nhập ngũ, Luật đã quy định cụ thể thời điểm gọi công dân nhập ngũ được thực hiện vào tháng 02 hoặc tháng 03 hàng năm. Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hàng năm, tương ứng với 1 đợt gọi nghĩa vụ quân sự vào tháng 02 hoặc tháng 03.
4. Đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình gồm: Công dân đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo; chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ, hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
5. Chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự: Hạ sĩ quan binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi, mỗi năm được nghỉ phép theo chế độ, để khuyến khích hạ sĩ quan, binh sĩ được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ trên 24 tháng, từ tháng thứ 25 trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng; được nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác; được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự, cộng điểm trong thi tuyển công chức, viên chức. Khi xuất ngũ, được trợ cấp xuất ngũ, tiền tàu xe, phụ cấp đi đường; được trợ cấp tạo việc làm. Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các nhà trường được bảo lưu kết quả và tiếp nhận vào học ở các trường đó; đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm…
Trịnh Văn Cường - Phó bí thư Đoàn TN Công ty TNHH MTV Điện Lực Hải Phòng
- Quận đoàn Hồng Bàng
- Quận đoàn Lê Chân
- Quận đoàn Ngô Quyền
- Quận đoàn Dương Kinh
- Quận đoàn Hải An
- Quận đoàn Kiến An
- Quận đoàn Đồ Sơn
- Huyện đoàn Thủy Nguyên
- Huyện đoàn Tiên Lãng
- Huyện đoàn An Dương
- Huyện đoàn Cát Hải
- Huyện đoàn Vĩnh Bảo
- Huyện đoàn An Lão
- Huyện đoàn Bạch Long Vĩ
- Huyện đoàn Kiến Thụy
- Đoàn Thanh niên Công an thành phố
- Đoàn Thanh niên Bộ đội biên phòng
- Đoàn Thanh niên Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
- Đoàn Thanh niên C.ty CP Cảng Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên Xăng dầu khu vực III
- Đoàn Thanh niên C.ty CP Vận tải biển
- Đoàn Thanh niên Khu kinh tế Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty Điện lực Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty Bảo đảm An toàn hàng hải miền Bắc
- Đoàn Thanh niên Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp
- Đoàn khối các cơ quan thành phố
- Đoàn khối doanh nghiệp thành phố
- Đoàn Thanh niên Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Hàng Hải
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Y Dược Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương II
- Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng