Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
28 10 2024
in trang
TCCS - Ngày 10-11-2024, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Arilines”. Các đồng chí: PGS, TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Arilines; TS Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đồng chủ trì hội thảo.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, đồng chí Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh, qua gần 40 năm đổi mới, qua các kỳ đại hội Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, tầm quan trọng và vai trò then chốt của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Đại hội XIII tiếp tục khẳng định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể thấy sự đan xen chặt chẽ, gắn kết hữu cơ giữa vai trò của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Nhưng tựu chung lại, kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí chủ đạo, không thể thay thế trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong quá trình “công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, “chi phối các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế”, là công cụ “định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế”, bảo đảm tính độc lập, tự chủ, tự cường của nền kinh tế Việt Nam trong mọi điều kiện và hoàn cảnh.
Hàng không là một ngành có tầm quan trọng đặc biệt, vận tải hàng không đóng vai trò trọng yếu, là huyết mạch của mỗi quốc gia. Vận tải hàng không được xem là phương tiện có thể cung cấp hàng hóa, di chuyển đến những vùng sâu, vùng xa một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, từ đó thúc đẩy phát triển hài hòa giữa các vùng, miền. Không chỉ trong phát triển kinh tế, mà hàng không còn giữ vai trò quan trọng đối với các vấn đề quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Chính vì vậy, việc duy trì sự an toàn, hiệu quả hoạt động của ngành có vị trí cốt yếu trong phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các quốc gia. Bên cạnh đó, ngành hàng không còn mang lại các lợi ích kinh tế - xã hội thông qua thúc đẩy các hoạt động du lịch và kinh doanh thương mại, là động lực phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại thu nhập quốc gia thông qua thuế và các lợi ích về phát triển kết nối giữa các quốc gia, vùng miền, thậm chí vùng sâu, vùng xa, cứu thương, cứu trợ,…
Hội thảo chia thành hai phiên, tập trung thảo luận các vấn đề chính sau:
Thứ nhất, làm rõ và khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nói chung, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nói riêng thời gian qua, làm rõ thành tựu, hạn chế và những điểm nghẽn đặt ra.
Thứ ba, đề xuất kiến nghị, giải pháp cho đổi mới doanh nghiệp nhà nước nói chung, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nói riêng trong thời gian tới.
Phiên 1 với nội dung: “Bảo đảm vị trí, vai trò của thành phần kinh tế nhà nước nói chung và vị trí, vai trò của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines nói riêng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, hội thảo nghe nhiều ý kiến phát biểu của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, lãnh đạo về các vấn đề: 1- Vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhà nước và sự cần thiết đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước để góp phần bảo đảm tính chủ đạo của kinh tế nhà nước trong bối cảnh hiện nay; 2- Đổi mới doanh nghiệp nhà nước gắn với yêu cầu mới và một số giải pháp tháo gỡ cho các doanh nghiệp nhà nước; 3- Thách thức với các hãng hàng không nói chung và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nói riêng, từ đó đánh giá một cách toàn diện cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong ngành và tác động của nó tới sự phát triển của ngành cũng như của nền kinh tế quốc dân, xác định những trọng tâm cần hoàn thiện trong giai đoạn tới.
Phiên 2 (thảo luận bàn tròn) với nội dung: “Những vấn đề đặt ra và một số giải pháp xây dựng Vietnam Airlines thành Thương hiệu quốc gia, đại diện cho Việt Nam với năng lực cạnh tranh quốc tế cao để hội nhập và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước”, các đại biểu tập trung thảo luận, đưa ra những đóng góp thiết thực giúp ngành hàng không nâng cao năng lực cạnh tranh và giải pháp xây dựng thương hiệu hãng hàng không quốc gia: 1- Tiếp tục hỗ trợ ngành hàng không phát triển bền vững thông qua thực hiện cơ cấu lại, cải thiện khả năng thanh toán và xử lý nợ; 2- Nghiên cứu cơ chế giao nhiệm vụ cho các tập đoàn kinh tế, tổng công ty thực hiện những dự án đầu tư quy mô lớn, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước...
Phát biểu kết luận hội thảo, PGS, TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khẳng định, doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp nhà nước vừa là chủ thể kinh doanh, vừa là lực lượng kinh tế nòng cốt do Nhà nước sử dụng trong tác động tham gia vào các hoạt động kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước để góp phần bảo đảm tính chủ đạo của kinh tế nhà nước là hết sức cần thiết. Đặc biệt, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu mới đối với doanh nghiệp nhà nước phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần bảo đảm tính chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Các ý kiến đã làm rõ quan điểm, định hướng của Đảng về phát triển kinh tế nhà nước, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước tập trung vào lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng, quốc phòng, an ninh; hoạt động theo cơ chế thị trường, quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế; lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đồng thời, cần đẩy nhanh việc xử lý nợ, thoái vốn, cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; thúc đẩy đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng chế độ quản trị doanh nghiệp hiện đại để nâng cao hiệu quả, đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp, không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước.
Để đạt được mục tiêu này, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện tốt vai trò kiến tạo một cách đồng bộ, toàn diện thể chế, chính sách cho việc phát triển các doanh nghiệp nhà nước phù hợp với nguyên tắc thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cần được xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Hoàn thiện chính sách sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục hoàn thiện cơ quan quản lý, làm đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước. Hoàn thiện việc giám sát, đánh giá các doanh nghiệp nhà nước; thiết lập hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Việc giám sát và đánh giá các doanh nghiệp nhà nước cần đặt trong kết cấu chặt chẽ của hệ thống giám sát thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước. Bảo đảm tính minh bạch, công khai của doanh nghiệp nhà nước và trách nhiệm giải trình của người quản lý doanh nghiệp nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.
Ban tổ chức Hội thảo “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - từ thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines” đã nhận được gần 30 bài tham luận của các nhà khoa học và hoạt động thực tiễn. Các bài viết đều thể hiện tâm huyết, tinh thần trách nhiệm và nhiều bài tham luận có chất lượng khoa học cao./.
Admin
- Quận đoàn Hồng Bàng
- Quận đoàn Lê Chân
- Quận đoàn Ngô Quyền
- Quận đoàn Dương Kinh
- Quận đoàn Hải An
- Quận đoàn Kiến An
- Quận đoàn Đồ Sơn
- Huyện đoàn Thủy Nguyên
- Huyện đoàn Tiên Lãng
- Huyện đoàn An Dương
- Huyện đoàn Cát Hải
- Huyện đoàn Vĩnh Bảo
- Huyện đoàn An Lão
- Huyện đoàn Bạch Long Vĩ
- Huyện đoàn Kiến Thụy
- Đoàn Thanh niên Công an thành phố
- Đoàn Thanh niên Bộ đội biên phòng
- Đoàn Thanh niên Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
- Đoàn Thanh niên C.ty CP Cảng Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên Xăng dầu khu vực III
- Đoàn Thanh niên C.ty CP Vận tải biển
- Đoàn Thanh niên Khu kinh tế Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty Điện lực Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty Bảo đảm An toàn hàng hải miền Bắc
- Đoàn Thanh niên Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp
- Đoàn khối các cơ quan thành phố
- Đoàn khối doanh nghiệp thành phố
- Đoàn Thanh niên Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Hàng Hải
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Y Dược Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương II
- Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng