Đoàn thanh niên Viện Nghiên cứu Hải sản đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu Việt - Nga
30 11 2021
in trangTrong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Viện Nghiên cứu Hải sản, viện Hải Dương học Nha Trang, trung tâm Môi trường Hải Quân và tập thể thủy thủ đoàn tàu hải quân HQ630 đã thực hiện thành công chuyến khảo sát tại 06 đảo của quần đảo Trường Sa bao gồm: đảo Song Tử Tây, đảo Đá Nam, đảo Đá Lớn, đảo Nam Yết, đảo Tốc Tan và đảo Thuyền Chài từ tháng 3 năm 2021 đến đầu tháng 5 năm 2021. Đây là chuyến nghiên cứu, khảo sát thứ 03 thuộc đề tài "Nghiên cứu các hệ sinh thái biển khu vực quần đảo Trường Sa làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững".
Đoàn nghiên cứu khảo sát có sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về nghiên cứu biển gồm: các nhà nghiên cứu người Việt Nam, người Nga và đại diện là Tiến sĩ, Trung tá Hoàng Thị Thùy Dương chủ nhiệm nhiệm vụ làm trưởng đoàn khoa học, phía Viện Nghiên cứu Hải sản đại diện thạc sĩ Trần Văn Hướng, Bí thư Đoàn Viện Nghiên cứu Hải sản làm trưởng đoàn, phía Trung tâm môi trường Hải quân đại diện là Tiến sĩ, Trung tá Phạm Thị Quỳnh Chi làm trưởng đoàn.
Nội dung khảo sát đa dạng sinh học biển do Trung tâm nhiệt đới Việt Nga cùng đoàn Viện nghiên cứu Hải sản thực hiện lặn khảo sát hơn 50 lượt lặn khảo sát SCUBA trên các hệ sinh thái rạn san hô và hệ sinh thái cỏ biển tại 06 đảo. Bước đầu đánh giá được đầy đủ các thông tin về thành phần loài, phân bố của các nhóm sinh vật biển (nhóm san hô, nhóm cá rạn, nhóm động vật đáy lớn, nhóm rong cỏ biển và nhóm động vật đáy cỡ nhỏ) làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn lợi sinh vật tại quần đảo Trường Sa.
Nội dung trồng phục hồi san hô do đoàn Viện Nghiên cứu Hải sản triển khai. Ngoài việc đánh giá được tốc độc tăng trưởng và tỷ lệ sống của các loài trồng đợt 01 thì đợt 02 đã trồng bổ sung thêm một số loài san hô cứng và 01 loài san hô sừng để làm phong phú cho số liệu đánh giá các đợt tiếp theo. Bước đầu ghi nhận, tốc độ phát triển rất khả quan và tỷ lệ sống các loài đạt trung bình khoảng trên 70%. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất cần quan tâm đó là các nhóm địch hại với san hô trồng như ốc ăn san hô, sao biển gai và cá ăn san hô (các loài cá mó và cá bò gai).
Nội dung đánh giá chất lượng môi trường nước biển do Trung tâm môi trường Hải quân đảm nhiệm được thực hiện liên tục từ khi tàu xuất phát đến khi tàu về bến ở các tầng nước và các địa điểm khác nhau và nội dung thu mẫu đa dạng do đoàn Hải dương học Nha Trang thực hiện đã thu được khoảng trên 800 mẫu sinh vật biển các loại phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày bảo tàng của dự án.
Admin
- Quận đoàn Hồng Bàng
- Quận đoàn Lê Chân
- Quận đoàn Ngô Quyền
- Quận đoàn Dương Kinh
- Quận đoàn Hải An
- Quận đoàn Kiến An
- Quận đoàn Đồ Sơn
- Huyện đoàn Thủy Nguyên
- Huyện đoàn Tiên Lãng
- Huyện đoàn An Dương
- Huyện đoàn Cát Hải
- Huyện đoàn Vĩnh Bảo
- Huyện đoàn An Lão
- Huyện đoàn Bạch Long Vĩ
- Huyện đoàn Kiến Thụy
- Đoàn Thanh niên Công an thành phố
- Đoàn Thanh niên Bộ đội biên phòng
- Đoàn Thanh niên Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
- Đoàn Thanh niên C.ty CP Cảng Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên Xăng dầu khu vực III
- Đoàn Thanh niên C.ty CP Vận tải biển
- Đoàn Thanh niên Khu kinh tế Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty Điện lực Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty Bảo đảm An toàn hàng hải miền Bắc
- Đoàn Thanh niên Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp
- Đoàn khối các cơ quan thành phố
- Đoàn khối doanh nghiệp thành phố
- Đoàn Thanh niên Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Hàng Hải
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Y Dược Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương II
- Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng