Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
19 11 2024
in trang
(Quanlynhanuoc.vn) – Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung cơ bản, hệ trọng có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Ở mỗi thời kỳ cách mạng, công tác này có những đặc điểm riêng, được chi phối bởi nhiệm vụ cách mạng và bối cảnh lịch sử. Bài viết phân tích quá trình phát triển những nhận thức của Đảng về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng từ khi Đảng ra đời cho đến nay.
1. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Ngay từ khi vận động thành lập Đảng, cùng với sự chuẩn bị về chính trị, tổ chức, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị về mặt tư tưởng, nhấn mạnh vai trò của nền tảng tư tưởng đối với Đảng và phong trào cách mạng. Người khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”1 và người cách mạng phải “giữ chủ nghĩa cho vững”. Với nhận thức đó, Đảng đã tiến hành nhiều hình thức đa dạng để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, như: mở các lớp huấn luyện về chính trị, xuất bản các tờ báo, thực hiện chủ trương vô sản hóa, làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin xâm nhập vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tạo nên những chuyển biến về chất cho phong trào cách mạng Việt Nam.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã tiến hành đấu tranh kiên quyết, sâu rộng trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng giai đoạn này là cuộc đấu tranh chống lại các phần tử cơ hội theo chủ nghĩa Trotsky lừa bịp, lôi kéo quần chúng, mưu đồ lập một đảng riêng để chống lại đường lối cách mạng của Đảng. Nhận thấy bản chất và mưu đồ của các phần từ Trotskist, Nguyễn Ái Quốc đề nghị các đồng chí trong Đảng cần phải cảnh giác với các đối tượng này: “Đối với bọn tờ-rốt-xkít, không thể có thỏa hiệp nào, một nhượng bộ nào. Phải dùng mọi cách để lột mặt nạ chúng làm tay sai cho chủ nghĩa phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị”2. Các tác phẩm “Tờ-rốt-xky và phản cách mạng” của Tổng Bí thư Hà Huy Tập với bút danh Thanh Hương; “Tự chỉ trích” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ với bút danh Trí Cường là những tác phẩm bút chiến, đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái của những người theo phái Trotsky. Cuộc đấu tranh chống thế lực thù địch là những phần tử Trotskist được Đảng tiến hành kiên quyết, kịp thời, có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ hệ tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác -Lênin; bảo vệ đường lối, công tác tổ chức cán bộ của Đảng, đồng thời, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, góp phần vào thành công của Cách mạng Tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền. Lúc này, Đảng vừa phải đấu tranh chống các phần tử chống phá từ bên ngoài, đồng thời, đấu tranh chống lại các biểu hiện suy thoái, tiêu cực, các quan điểm sai trái xuất hiện bên trong nội bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết các tác phẩm, tiêu biểu như “Sửa đổi lối làm việc” năm 1947, “Thường thức chính trị” năm 1953, “Đạo đức cách mạng” năm 1958… Các tác phẩm này đã giải thích nhiều nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, vai trò của việc học tập lý luận chính trị và chỉ ra các biểu hiện lệch lạc, nhận thức và hành động sai trái của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Những tác phẩm này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc củng cố tư tưởng, lập trường, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, lý luận trong Đảng trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin.
Trong những năm thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, phong trào cộng sản quốc tế ngày càng phát triển đa dạng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trước những biến đổi không ngừng của điều kiện thực tế. Tuy nhiên, giữa các nước xã hội chủ nghĩa cũng xuất hiện các bất đồng trong quan điểm, lý luận, xuất hiện các tư tưởng xét lại chủ nghĩa Mác. Trước bối cảnh đó, Đảng đã ban hành Nghị quyết Trung ương 9 về tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng (tháng 12/1963). Nghị quyết nêu rõ: “Cần ra sức đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh là nguy cơ chủ yếu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng thời chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa biệt phái, nắm vững những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin và bảo đảm vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách có sáng tạo vào điều kiện cụ thể của thế giới và mỗi nước”3. Với việc nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng đã lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau sự kiện sụp đổ chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô, các thế lực thù địch lại càng ráo riết, không ngừng chống phá cách mạng Việt Nam, nhất là tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, trọng tâm là chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trước bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng đã ban hành “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Từ thực tiễn cách mạng với những thành công và cả những khuyết điểm, sai lầm, Đảng đã rút ra bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta là phải nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng phải được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức trên cơ sở kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời bổ, sung tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng.
Trong các nhiệm kỳ tiếp theo, Đảng thường xuyên quan tâm đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đại hội VIII của Đảng nhấn mạnh, phải kịp thời “uốn nắn những lệch lạc, những quan điểm mơ hồ, những biểu hiện dao động về tư tưởng, suy giảm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng, phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch”4. Tháng 7/1998, tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng có Kết luận về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ và đường lối của Đảng.
Tiếp đó, Đảng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận có liên quan đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tháng 01/2002, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về tăng cường các hoạt động đấu tranh chống các luận điểm sai trái và các hoạt động phát tán tài liệu chống Việt Nam. Tháng 3/2002, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng là phải chủ động tấn công, triển khai có hiệu quả cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX), Ban Bí thư có Kết luận số 94 về nhiệm vụ tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X)về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, nhấn mạnh: “Triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta”5 .
Để triển khai các nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, Đảng ta đã thành lập các Ban Chỉ đạo đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa (Ban Chỉ đạo 94); Ban Chỉ đạo đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực lý luận (Ban Chỉ đạo 609); Ban Chỉ đạo đấu tranh trên lĩnh vực văn học nghệ thuật (Ban Chỉ đạo 213) để tổ chức hoạt động hiệu quả nhiệm vụ này.
Song song với việc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch từ bên ngoài, Đảng cũng thường xuyên nhấn mạnh đến công tác xây dựng, chỉnh đốn nội bộ Đảng, trong đó tập trung chống lại các biểu hiện xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin, phai nhạt lý tưởng, các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tiêu biểu là Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) (khóa VIII) tháng 02/1999 về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay; Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) tháng 01/2012 một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) tháng 10/2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.
Đảng chủ trương tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các cơ quan báo chí và nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Nâng cao chất lượng công tác dư luận xã hội và đánh giá sự hài lòng của người dân; chủ động dự báo tình hình, kịp thời xử lý thông tin, định hướng dư luận xã hội. Tiếp tục thực hiện đồng bộ quy hoạch phát triển, quản lý báo chí, xuất bản; tăng cường định hướng và đề cao sứ mệnh, trách nhiệm, nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí, quản lý chặt chẽ các trang tin điện tử, nhất là mạng xã hội; tăng cường định hướng thông tin, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng internet, mạng xã hội để xuyên tạc sự thật, kích động, gây rối, chia rẽ đoàn kết nội bộ. Quản lý và đề cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong việc lập và sử dụng mạng xã hội trên internet.
Admin
- Quận đoàn Hồng Bàng
- Quận đoàn Lê Chân
- Quận đoàn Ngô Quyền
- Quận đoàn Dương Kinh
- Quận đoàn Hải An
- Quận đoàn Kiến An
- Quận đoàn Đồ Sơn
- Huyện đoàn Thủy Nguyên
- Huyện đoàn Tiên Lãng
- Huyện đoàn An Dương
- Huyện đoàn Cát Hải
- Huyện đoàn Vĩnh Bảo
- Huyện đoàn An Lão
- Huyện đoàn Bạch Long Vĩ
- Huyện đoàn Kiến Thụy
- Đoàn Thanh niên Công an thành phố
- Đoàn Thanh niên Bộ đội biên phòng
- Đoàn Thanh niên Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
- Đoàn Thanh niên C.ty CP Cảng Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên Xăng dầu khu vực III
- Đoàn Thanh niên C.ty CP Vận tải biển
- Đoàn Thanh niên Khu kinh tế Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty Điện lực Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên C.ty Bảo đảm An toàn hàng hải miền Bắc
- Đoàn Thanh niên Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp
- Đoàn khối các cơ quan thành phố
- Đoàn khối doanh nghiệp thành phố
- Đoàn Thanh niên Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Hàng Hải
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Y Dược Hải Phòng
- Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương II
- Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng