BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG GẮN VỚI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI

15 11 2023

in trang

Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, “kim chỉ nam” cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam; là cội nguồn, gốc rễ dễ, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm của Đảng về Bảo vệ Tổ quốc là một bộ phận quan trọng trong đường lối lãnh đạo của Đảng ta, là “kim chỉ nam” cho quân và dân ta thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Do vậy, Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ quan trọng, ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa . Bảo vệ Tổ quốc cũng góp phần quan trọng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, “kim chỉ nam” cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam; là cội nguồn, gốc rễ dễ, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm của Đảng về Bảo vệ Tổ quốc là một bộ phận quan trọng trong đường lối lãnh đạo của Đảng ta, là “kim chỉ nam” cho quân và dân ta thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Do vậy, Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ quan trọng, ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa . Bảo vệ Tổ quốc cũng góp phần quan trọng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Thực tiễn lịch sử cách mạng hơn 90 năm qua đã chứng minh: Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là lực lượng chính trị lãnh đạo duy nhất đưa dân tộc Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến thành nước Việt Nam thống nhất, độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Tại Điều 45, Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ khẳng định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân”. Điều đó cho thấy bảo vệ Tổ quốc là hết sức quan trọng và là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của mỗi người dân Việt Nam.

Kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhận thức lý luận của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc không ngừng được bổ sung, phát triển, phù hợp với tình hình cụ thể của cách mạng. Đảng ta ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc, toàn diện hơn về mục tiêu, nhiệm vụ, phương châm và phương thức bảo vệ Tổ quốc. Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị, văn bản quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình tình mới (Nghị quyết số 28-NQ/TW) có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện tư duy mới, bước đột phá về sự lãnh đạo của Đảng ta đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; xác định rõ mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh thế giới mới, có nhiều diễn biến, biến đổi phức tạp, khó lường.

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, quan điểm về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới thể hiện sự phát triển trong tư duy lý luận của Đảng; đã làm rõ hơn quan điểm đã nêu ra tại các kỳ đại hội trước, điều đó cho thấy Đảng ta tiếp tục khẳng định nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, Nhân dân. Chúng ta nhận thức đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung bảo vệ Tổ quốc, đó là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa, con người Việt Nam; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

Qua tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã chứng minh tính đúng đắn, khoa học, sáng tạo của hệ quan điểm mà Đảng ta đã nêu trong nghị quyết này. Đảng ta chỉ rõ phương châm bảo vệ Tổ quốc: Kiên định mục tiêu, nguyên tắc chiến lược; linh hoạt, mềm dẻo về sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; kiên quyết, kiên trì đấu tranh; vừa hợp tác, vừa đấu tranh; kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với phi vũ trang; lấy đối ngoại làm biện pháp quan trọng để bảo vệ Tổ quốc; thực hiện nhất quán nguyên tắc “bốn không” nhằm thêm bạn, bớt thù; xử lý khôn khéo các mối quan hệ với các nước; quan tâm chăm lo xây dựng “thế trận lòng dân” và khu vực phòng thủ vững chắc...

Hiện nay, trước tình hình thế giới, khu vực và trong nước vẫn có những diễn biến phức tạp, khó lường; bên cạnh những thời cơ, vẫn tiềm ẩn những nguy cơ, thách thức; trong đó, thách thức gay gắt nhất, nguy hiểm nhất đe dọa độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. Chúng tuyên truyền xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng lợi dụng tình hình dư luận xã hội đang bức xúc về tệ nạn tham nhũng, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên rồi quy chụp mọi khuyết điểm, sai lầm, tiêu cực trong chủ trương, đường lối đổi mới công tác cán bộ của Đảng. Chúng tấn công vào nội bộ ta cả về tổ chức, con người và nhu cầu của đời sống xã hội như tín ngưỡng, tôn giáo; lợi dụng một số vụ sai phạm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên để kích động, chia rẽ nội bộ, bôi nhọ lãnh đạo cấp cao; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Để đạt được mục đích của mình, bọn chúng không từ một thủ đoạn, phương thức nào để chống phá, phá hoại thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân tá; nhất là sử dụng phương thức chống phá chủ yếu sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất băng, đĩa hình chuyển về trong nước; tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chuyên chống phá cách mạng Việt Nam… đặc biệt là chống phá trên không gian mạng để chống phá; lợi dụng những hạn chế trong quản lý nhà nước để kích động biểu tình trái phép, gây “điểm nóng” và xuyên tạc đường lối; tổ chức các cuộc hội thảo đòi xem xét lại các vấn đề liên quan đến lịch sử… Nguy hiểm hơn, chúng thực hiện âm thầm và lâu dài nhưng tác hại thực sự rất khó lường. Đặc biệt, chúng đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013, đòi đa đảng; phá bỏ nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ; vu cáo Đảng chiếm quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, “độc đoán, đảng trị”; đối lập Đảng với Nhà nước và đối lập Đảng, Nhà nước với nhân dân… Trong khi, quá trình thực hiện đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của ta, vẫn còn nhiều hạn chế như: chưa đa dạng hóa các hình thức thông tin, chất lượng thông tin chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của người dân; chưa tích cực, chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; chưa phát huy vai trò giám sát, phản biện của các cơ quan báo chí, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội… cùng với đó là tác hại của những thông tin xấu độc trên MXH do các thế lực thù địch, chống phá tung ra có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Vì vậy, qua tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, Đảng ta đã ban hành Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia. Cùng với đó, Luật Quốc phòng, Luật Dân quân tự vệ, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Cảnh sát Biển, Luật Biên phòng Việt Nam và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác ra đời đã góp phần hoàn thiện đường lối bảo vệ Tổ quốc cả trước mắt và lâu dài. Đặc biệt, Ngày 22-10-2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nghị quyết nhấn mạnh: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Ðó là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân. Quá trình thực hiện Nghị quyết, phải lấy bảo vệ là chính kết hợp với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Nghị quyết chỉ rõ hai hoạt động cơ bản là bảo vệ và đấu tranh, phù hợp với phương châm “xây” và “chống” trong công tác tư tưởng, lý luận. Trong đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng là vấn đề quan trọng hàng đầu, được đặt lên trước, lấy bảo vệ là chính. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sẽ gióp phần quan trọng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. trong Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, hiện thực hóa hệ tư tưởng của Đảng vào đời sống và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch. Vì vậy, thực tế, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở nước ta thời qua, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố và tăng cường niềm của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị. Hết sức coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng. Kiên định, vững vàng trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời không ngừng bổ sung, phát triển sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…”, “…không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên; thường xuyên đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”. “Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức, tích cực đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát huy thật tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”. Đảng ta xác định phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất liền, biển đảo của Tổ quốc; làm thất bại mọi âm mưu và hành động, nhất là thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân để bảo vệ nền tảng tư tưởng và sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam. Góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện tốt mục tiêu trên, các cấp, các ngành, các lực lượng và nhân dân cần thực hiện tốt trách trách nhiệm của mình, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tiêu biểu như sau:

Một là, tập trung quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết các cấp về công tác bảo vện nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thường xuyên bám sát định hướng chỉ đạo, hướng dẫn của trên để xây dựng Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấp mình sát với đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; gắn với tiếp tục triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII, khóa XIII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để xây dựng các chương trình, kế hoạch, giải pháp công tác cụ thể; đưa công tác phòng, chống “diễn biến hòa bình”, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội đi vào nền nếp đạt hiệu quả cao.

Hai là, tích cực chủ động nắm và dự báo tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá của đối tượng; nhất là phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền chống phá của chúng trên không gian mạng, kịp thời nhận diện những phương thức, thủ đoạn mới; để đấu tranh hiệu quả, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Đồng thời phát hiện những bất cập, hạn chế của các biện pháp, công tác nghiệp vụ đã và đang được triển khai…để kịp thời có chủ trương, giải pháp đấu tranh hợp lý, tránh để bị động bất ngờ.

Ba là, nâng cao sức mạnh tổng hợp, phát huy tốt vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, Ban Chỉ đạo 35, cơ quan chức năng các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Tập trung lãnh đạo kiện toàn, xây dựng, phát triển lực lượng đấu tranh theo hướng chủ động tạo thế liên hoàn, vững chắc, có bộ phận nòng cốt, chuyên sâu, tập hợp lực lượng rộng rãi; các cơ quan đơn vị tăng cường công tác quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm, dự báo, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh.

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan đơn vị cần tích cực, chủ động trong công tác truyên truyền, giáo dục pháp luật, cung cấp thông tin và tăng cường đối thoại với nhân dân; chủ động, linh hoạt trong giải quyết các vấn đề nóng, bức xúc trong dư luận xã hội. Thường xuyên duy trì, thực hiện có hiệu quả việc phối hợp với các cơ quan chức năng, tạo thế trận rộng khắp, chặt chẽ trong đấu tranh phản bác quan điểm, luận điệu sai trái thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Kiên quyết phê phán, bác bỏ và kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật phát ngôn và bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật nội bộ, nhất là đưa thông tin sai sự thật, xấu, độc trên Internet, mạng xã hội.

Thứ tư, thực hiện nghiêm công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm và kịp thời biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; đồng thời thi hành kỷ luật nghiêm minh đối với sai phạm, cần thiết phải xử ký hình sự nếu vi phạm pháp luật. Nhất là đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị: Chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn, bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước và của cơ quan, đơn vị mình công tác. Khi tham gia mạng xã hội phải đề cao ý thức, trách nhiệm, thiết thực, lành mạnh; bình tĩnh chọn lọc và kiểm chứng thông tin trước khi bình luận, tán đồng, chia sẻ. Không lưu trữ, cung cấp, đăng tải, tán đồng, chia sẻ, phát tán những thông tin xấu, độc, giả mạo, xuyên tạc, vu khống,… trên không gian mạng. Khi phát hiện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm, phải báo cáo với cơ quan chức năng biết để kịp thời ngăn chặn và xử lý theo quy định.

Trước những luận điệu sai trái, thù địch, phản động xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng; chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm chống phá sự nghiệm cách mạng, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, cơ quan báo chí, tuyên truyền cần tỉnh táo, cẩn trọng không để âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và sự chủ động, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết, kiên trì đấu tranh với mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị; giữ vững niềm tin của Nhân dân đối với Đảng. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã, đang và sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; tránh được chiến tranh, xung đột, giữ được hòa bình ổn định để phát triển đất nước, “làm cho Đất nước ta ngày càng cường thịnh, Dân tộc ta ngày càng vẻ vang hơn!” ./.

Nguồn: Cửa Biển

Đoàn Khối các cơ quan thành phố

Thong ke