ĐỀN TÁ LAN, XÃ DƯƠNG QUAN, HUYỆN THỦY NGUYÊN

ĐỀN TÁ LAN, XÃ DƯƠNG QUAN, HUYỆN THỦY NGUYÊN

Đền Tá Lan là nơi thờ Nam Hải Sơn Đông Nguyên Soái Tổng Kiêm Lưỡng Quốc Tiết Chế Các Sứ Thủy Bộ Chư Dinh Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần tức là Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi. Phạm Tử Nghi là một võ tướng tài ba, đảm lược, sức địch muôn người của vương triều nhà Mạc (1527 – 1592), từng làm quan tới chức Phò mã Đô úy, tước Tứ dương hầu Thành Quốc Công. Ông là người làng Nghĩa Xá, xã Vĩnh Niệm, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng). Ngài sinh ngày 2/2 Âm lịch vào niên hiệu Hồng Thuận, triều Lê. Do thất lạc tài liệu nên không xác định được ngài sinh chính thức vào năm nào.

Di tích Khối Huyện

MIẾU, CHÙA BẢO HÀ, XÃ ĐỒNG MINH, HUYỆN VĨNH BẢO

MIẾU, CHÙA BẢO HÀ, XÃ ĐỒNG MINH, HUYỆN VĨNH BẢO

Miếu - Chùa Bảo Hà được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia cùng với đình Từ Lâm, Từ đường Hoa Duy Thành tạo thành một cụm di tích lịch sử và nghệ thuật tiêu biểu của huyện Vĩnh Bảo. Đây không chỉ là điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đầy ý nghĩa, niềm tự hào của dân làng mà còn là điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Di tích Khối Huyện

ĐÌNH QUÁN KHÁI, XÃ VĨNH PHONG, HUYỆN VĨNH BẢO

ĐÌNH QUÁN KHÁI, XÃ VĨNH PHONG, HUYỆN VĨNH BẢO

Đình Quán Khái là một tổng thể công trình nghệ thuật kiến trúc cổ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX. Giá trị đặc biệt của ngôi đình là sự hoành tráng, cổ kính và nghệ thuật trang trí trong các mảng điêu khắc cùng những di vật còn tồn tại. Một số nhà nghiên cứu đã đánh giá ngôi đình như là một mẫu hình thu nhỏ của một số công trình tại cố đô Huế, một di sản văn hóa không chỉ ở nước ta mà của cả thế giới. Trong đình còn lưu giữ 102 di vật, trong đó có 22 sắc phong và có tới trên một trăm mảng điêu khắc với nhiều đề tài phong phú đó là bức cuốn, đầu dư, đầu kìm, câu đầu, các ván đỡ … đều được chạm thủng, chạm nổi, bong hình.

Di tích Khối Huyện

ĐÌNH CUNG CHÚC - DI TÍCH ĐỘC ĐÁO HUYỆN VĨNH BẢO

ĐÌNH CUNG CHÚC - DI TÍCH ĐỘC ĐÁO HUYỆN VĨNH BẢO

Đình Cung Chúc nổi tiếng với kiến trúc tứ diện đồng tứ, độc đáo không giống với bất cứ ngôi đình nào. Mặt nằng tổng thể của di tích khá đẹp, rộng rãi với diện tích gần 4.000 mét vuông. Mỗi hạng mục công trình có một kiểu kiến trúc riêng, tất cả tạo lên sự liên hoàn, khép kín và bề thế. Cả thảy có 25 gian: gồm năm gian Đại đình, hai gian Hậu Cung, hai tòa tả - hữu mạc, bốn hướng nhìn vào đều có năn gian.

Di tích Khối Huyện

ĐÌNH, CHÙA NHÂN MỤC, XÃ NHÂN HÒA, HUYỆN VĨNH BẢO

ĐÌNH, CHÙA NHÂN MỤC, XÃ NHÂN HÒA, HUYỆN VĨNH BẢO

Đình Nhân Mục là di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của huyện Vĩnh Bảo. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, lưu giữ những tài sản văn hóa qúy báu của địa phương. Qua cổng làng khoảng 500 mét, chúng ta có thể nhìn thấy ngôi đình to lớn, đồ sộ với đầu đao cong vút mềm mại. Căn cứ vào tấm bia trước cửa, Đình Nhân Mục cổ được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 15 (Giáp Tuất 1694).

Di tích Khối Huyện

ĐÌNH, CHÙA ĐIỀM NIÊM, XÃ TÂN HƯNG, HUYỆN VĨNH BẢO

ĐÌNH, CHÙA ĐIỀM NIÊM, XÃ TÂN HƯNG, HUYỆN VĨNH BẢO

Cụm di tích lịch sử văn hóa Đình và Chùa Điềm Niêm nằm trên một khu đất cao, rộng rãi phía Nam, thôn Điềm Niêm, xã Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo. Đây là những công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của dân thôn Điềm Niêm, đồng thời thờ Thành Hoàng của Làng – Đức Cao Sơn Đại Vương, một bộ tướng tâm phúc và đảm lược của vua Hùng Duệ Vương.

Di tích Khối Huyện

CHÙA MÉT, XÃ CỔ AM, HUYỆN VĨNH BẢO - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA

CHÙA MÉT, XÃ CỔ AM, HUYỆN VĨNH BẢO - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA

Cổ Am, một trong sáu xã anh hùng của huyện Vĩnh Bảo, không chỉ biết đến bởi một xã có truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa, hiếu học, mà còn là nơi quy tụ nhiều di sản văn hóa có giá trị. Nổi tiếng như Chùa Mét, Đình Phần, Miếu Tràng đã được Nhà nước xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Di tích Khối Huyện

Thong ke