ĐÌNH TRIỀU ĐÔNG, THỊ TRẤN TIÊN LÃNG, HUYỆN TIÊN LÃNG

ĐÌNH TRIỀU ĐÔNG, THỊ TRẤN TIÊN LÃNG, HUYỆN TIÊN LÃNG

Làng Triều Đông là một vùng đất thuộc dải đồng bằng phù sa do các nhánh sông nhỏ bồi đáp tạo thành (Văn Úc). Thời xa xưa là đất huyện Bình Hà, đời Mạc đổi là Bàng Hà, đời Lê Trung Hưng lấy lại tên cũ thuộc vào phủ Nam Sách, sau đổi là Tân Minh (đời vua Lê Kính Tông) rồi Tiên Lãng (đời vua Thành Thái).

Di tích Khối Huyện

ĐÌNH PHÚ CƠ, XÃ QUYẾT TIẾN, HUYỆN TIÊN LÃNG

ĐÌNH PHÚ CƠ, XÃ QUYẾT TIẾN, HUYỆN TIÊN LÃNG

Đình Phú Cơ là công trình văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Ngôi đình được mang chính tên của cộng đồng làng đã xây dựng nên nó, đó là đình Phú Cơ xã Quyết Tiến, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.

Di tích Khối Huyện

ĐÌNH NINH DUY, XÃ KHỞI NGHĨA, HUYỆN TIÊN LÃNG

ĐÌNH NINH DUY, XÃ KHỞI NGHĨA, HUYỆN TIÊN LÃNG

Đình làng Ninh Duy có từ lâu đời, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đình được phá dỡ để tiêu thổ kháng chiến. Đến năm 2010, đình được xây dựng lại trên nền đất cũ với kiến trúc hình chữ Đinh gồm 3 gian tiền tế và 1 gian hậu cung bằng chất liệu bê tông

Di tích Khối Huyện

ĐÌNH KỲ VĨ, XÃ QUANG PHỤC, HUYỆN TIÊN LÃNG

ĐÌNH KỲ VĨ, XÃ QUANG PHỤC, HUYỆN TIÊN LÃNG

Nằm trong quần thể Di tích Lịch sử Văn hóa của huyện Tiên Lãng nói chung và xã Quang Phục nói riêng, Đình Kỳ Vĩ thuộc làng Kỳ Vĩ, xã Quang Phục là Đình có tên chữ Hán là "Kỳ Vĩ Đình".

Di tích Khối Huyện

ĐÌNH ĐÔNG, THÔN ĐÔNG TRÊN, XÃ VINH QUANG, HUYỆN TIÊN LÃNG

ĐÌNH ĐÔNG, THÔN ĐÔNG TRÊN, XÃ VINH QUANG, HUYỆN TIÊN LÃNG

Di tích lịch sử Đình Đông tọa lạc theo hướng Tây tây Nam, nằm phía Đông Bắc thôn Đông Trên, xã Vinh Quang. Trong kháng chiến chống Pháp Đình Đông là nơi ra mắt chính quyền cách mạng lâm thời 4 xã Kim Thái, Vĩnh Bình, Vĩnh Hòa và Thái Bình thành lập ngày 20/8/ 1945; là địa điểm bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa I ngày 06/1/1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa của 4 xã. HĐND xã Vinh Quang khóa đầu tiên được bầu và ra mắt tại đình ngày 20/4/1946.

Di tích Khối Huyện

ĐỀN DƯƠNG ÁO, XÃ HÙNG THẮNG, HUYỆN TIÊN LÃNG

ĐỀN DƯƠNG ÁO, XÃ HÙNG THẮNG, HUYỆN TIÊN LÃNG

Đền Dương Áo được phục dựng vào năm 2007, Đền xây 3 gian tiền đường, 2 gian chuôi vồ, kết cấu bằng xi măng cốt thép, các vì nhà đổ theo kiểu thuận chồng, trên các bộ vì là hoành rui bằng gỗ táu mật. Trên mái lợp bằng ngói mũi, bên ngoài là 3 gian cánh cửa đóng theo kiểu cửa thùng khung khách. Bên trên lóc trang trí có hai con rồng và một mặt nguyệt thường gọi là “lưỡng long cầu nguyệt”. Diện tích đất theo bản hoạch định: 4.555 m2.

Di tích Khối Huyện

ĐỀN ĐỂ XUYÊN, XÃ ĐẠI THẮNG, HUYỆN TIÊN LÃNG

ĐỀN ĐỂ XUYÊN, XÃ ĐẠI THẮNG, HUYỆN TIÊN LÃNG

Nằm trong quần thể Di tích Lịch sử Văn hóa của huyện Tiên Lãng nói chung và xã Đại Thắng nói riêng, Đền Để Xuyên, xã Đại Thắng là một trong Ngũ Linh Từ linh thiêng của Huyện Tiên Lãng, không chỉ là một địa điểm tâm linh mà Đền Để Xuyên còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử văn hoá tin ngưỡng của đất và người xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng. Đền Để Xuyên là điểm du lịch tâm linh của khách thập phương, Đại Thắng là một xã ở Tây Bắc nằm bên hưu ngạn sông Văn Úc thuộc đồng bằng Bắc Bộ, phía bắc giáp huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, phía tây giáp huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, phía đông và nam giáp xã Tiên Cương, phía đông bắc giáp xã Quang Trung huyện An Lão.

Di tích Khối Huyện

CHÙA PHÁC XUYÊN XÃ BẠCH ĐẰNG, HUYỆN TIÊN LÃNG

CHÙA PHÁC XUYÊN XÃ BẠCH ĐẰNG, HUYỆN TIÊN LÃNG

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ trước sau công nguyên, đã trở thành một quốc giáo từ xa xưa. Chính vì vậy, hầu như làng quê nào của vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng có chùa để thờ Phật. Làng Phác Xuyên, xã Bạch Đằng cũng vậy, nhân dân địa phương dựng lên ngôi chùa, tên chùa được gọi theo cộng đồng làng xã đã dựng nên nó. Đó là chùa Phác Xuyên, thuộc xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Chùa Phác Xuyên còn có tên chữ là Thiên Tộ. Theo nghĩa Hán tự thì Thiên Tộ nghĩa là ngôi chùa được phúc lộc của trời.

Di tích Khối Huyện

CHÙA CẨM LA, XÃ TỰ CƯỜNG, HUYỆN TIÊN LÃNG

CHÙA CẨM LA, XÃ TỰ CƯỜNG, HUYỆN TIÊN LÃNG

Ngôi chùa làng văn hoá Cẩm La là ngôi Hưng Tự đã có từ lâu( do tiêu thổ kháng chiến cổ tự còn có tên là Phúc năm 1946 cho nên các bút tích mất hết. Theo các cụ cao niên trong làng cho biết. Năm 1927 đã được nhân dân đóng góp nhân tài vật liệu, trùng tu lại nên đã trở thành ngôi tam bảo to đẹp có thể to đẹp nhất khu vực đường 10. Dân gian có câu “ Đức ông chùa La đức Bà chùa Cống”. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ “đinh”, 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung, toàn bằng gỗ lim thuận chồng đấu sen, hoành rui ngói mũi. Nội thất chùa được bố trí đầy đủ, Tượng pháp, đồ thờ phật rất trang nghiêm và có quả chuông 3 tạ. Ngoài ngôi tam bảo còn có 5 gian nhà tổ bằng gỗ, có các công trình phụ đầy đủ coi như 1 cơ sở sản xuất tự cấp, tự túc để thờ cúng. Hàng năm cứ đến ngày Phật đản 8/4 âm lịch chùa mở hội, ngày 15/10 âm lịch giỗ tổ toàn dân được đến chùa làm lễ dâng hương và được nhà chùa tổ chức sinh hoạt bữa cơm trưa tại chùa. Về công trình ghi công qua các đời sư Tổ trụ trì có 4 ngọn tháp to đẹp của 4 vị hoà thượng có công lao đóng góp nên đã được tạc tượng 4 vị thờ tại nhà tổ.


Di tích Khối Huyện

 MIẾU VUA BÀ - KIẾN TRÚC VĂN HÓA TÂM LINH

 MIẾU VUA BÀ - KIẾN TRÚC VĂN HÓA TÂM LINH

Miếu Bà tôn thờ vị hoàng hậu cuối cùng của vương triều nhà Tống (Trung Quốc). Hoàng hậu cùng hoàng tộc bị nhà Nguyên âm mưu sát hại năm 1279 đã phiêu bạt ra biển Đông về phía Đại Việt (Cửa Lò, Nghệ An). Trên đường đi đánh giặc Chiêm Thành, vua Trần cùng đoàn quân dừng nghỉ chân đóng đô tại Trang Đoan Lễ (làng Văn hóa Đoan Lễ ngày nay) thì được vua Bà linh ứng báo mộng, dâng kế sách giúp vua Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông. Đất nước được thái bình, vua Trần xuống chiếu sắc phong cho người “Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Thượng Đẳng Thần” và cho dựng lập miếu thờ.

Di tích Khối Huyện

Thong ke