TỪ ĐƯỜNG HỌ LÊ QUANG - DI TÍCH LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN
Đình Tứ Duy thuộc thôn Tứ Duy, xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo. Đây là một công trình nghệ thuật cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Miếu Tràng còn gọi là miếu Cây Xanh, tên gọi quen thuộc của tòa cổ miếu ở thôn Tràng Thọ, xã Cổ Am. Đây là một trong những tòa miếu đẹp đẽ bậc nhất trong số các miếu thờ trong vùng, được xây dựng trang trí đẹp bằng cả tài nghệ kỹ thuật bản năng và nguồn cảm hứng tạo nên một nét rất riêng mà ta ít gặp. Nơi đây, tôn thờ 3 nhân vật lịch sử là: Tô Hiến Thành, Tống Thái Hậu, Khổng Tử.
Miếu-Chùa Cựu Điện xã Nhân Hoà cách trung tâm thị trấn Vĩnh Bảo hơn 1km về phía Nam. Với diện tích gần 8.000m2, phong cảnh hữu tình. Nơi đây là một quần thể di tích, danh thắng tiêu biểu của huyện Vĩnh Bảo đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1994.
Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phần, công trình nghệ thuật độc đáo có niên đại trên 100 năm, hiện ở thôn Thuận Hoà, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo.
Đình - Chùa Văn Chấn, xã Văn Phong, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng là cụm công trình văn hóa tâm linh, tín ngưỡng do chính cộng đồng dân cư của làng Văn Chấn xây dựng nên, tương truyền vào thời Hậu - Lê thế kỷ 17 - 18. Cụm di tích được mang tên địa danh của quê hương, đó là Đình - Chùa Văn Chấn; Chùa Văn Chấn còn có tên chữ là “ Sùng Ninh tự” theo nghĩa hán tự, ngôi chùa mang đ ến sự bình an cho mọi người.
Đình Từ Lâm còn gọi là Đình Cả, hay Đình Ngã Tư. Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật lớn còn khá nguyên vẹn, nằm trong vùng đất nổi tiếng về truyền thống văn hóa của Vĩnh Bảo. Đồng thời là công trình tưởng niệm, tôn thờ Hoa Duy Thành, một vị tướng có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ở thế kỉ XIII.
Miếu Ba Vua là một trong những di tích lịch sử văn hóa tôn thờ các nhân vật lịch sử thời Hùng Vương và thời Lý, luôn được nhân dân bảo vệ và giữ gìn để tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân đã có công nào chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông gấm vóc từ nghìn đời. Đó là một hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống đối với toàn thể nhân dân, là động lực tinh thần góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, cùng cố niềm tin cho cộng đồng cùng nhau hướng tới tương lai xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh, to đẹp hơn.
Trung Linh Tự (trung tâm của chốn tâm linh) được tu dựng vào năm 1642 (niên hiệu Dương Hoa năm thứ 8), hội chủ là Pháp sư Đỗ Văn An, Tham đốc Phủ Nghĩa Hầu cùng phu nhân là Cao Thị Giám, Tỷ Khiêu, Cao Thị Ngọc Liên cùng các vai trong làng xóm góp công xây dựng (Theo bia đá còn lưu tại chùa cho biết). Còn theo tích tương truyền, Chùa Trung Linh là một trong số những ngôi chùa được Đức Thánh Tổ Non Đông (1256-1325) cất dựng.
Sau khi thực hiện ký kết hiệp định Giơnevơ đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, thành phố Hải Phòng là một trong những địa phương được đón nhận nhiều cán bộ và nhân dân ở Miền Nam tập kết ra Bắc vào thời điểm đó. Trong đó huyện Tiên Lãng được chọn để xây dựng 2 nông trường với quy mô lớn để đồng bào miền Nam làm việc, học tập và sinh sống, trong đó có Nông trường Quý Cao thuộc xã Tiên Cường dành riêng cho đồng bào Nam Bộ. Trong những năm 1957 mặc dù bận nhiều công việc nhưng Bác Tôn Đức Thắng vẫn dành thời gian về thăm nông trường Quý Cao nơi mà 100% bà con, anh em đều là người dân Nam Bộ, khi về đến đây Bác vô cùng xúc động trước mảnh đất và con người nơi đây vì nó giống với quê hương Nam Bộ của Bác quá. Rồi những lần tiếp theo để động viên bà con miền Nam tiếp tục hăng say lao động, học tập công tác, với nguyện vọng muốn có một ngôi nhà để Bác thuận tiện đi về gần gũi bà con và coi đây là quê hương thứ hai của Bác; năm 1960 được Trung ương Đảng chấp thuận, Bác đã chọn địa điểm xây dựng ngôi nhà gần bờ sông, cạnh bến phà Quý Cao và giành chọn số tiền thưởng Hoà Bình Quốc tế Lênin là 24.000rup để xây dựng ngôi nhà theo lối kiến trúc Nam Bộ.