ĐÌNH CUNG CHÚC - DI TÍCH ĐỘC ĐÁO HUYỆN VĨNH BẢO

27 02 2023

in trang

Đình Cung Chúc nổi tiếng với kiến trúc tứ diện đồng tứ, độc đáo không giống với bất cứ ngôi đình nào. Mặt nằng tổng thể của di tích khá đẹp, rộng rãi với diện tích gần 4.000 mét vuông. Mỗi hạng mục công trình có một kiểu kiến trúc riêng, tất cả tạo lên sự liên hoàn, khép kín và bề thế. Cả thảy có 25 gian: gồm năm gian Đại đình, hai gian Hậu Cung, hai tòa tả - hữu mạc, bốn hướng nhìn vào đều có năn gian.

Đình Cung Chúc nằm ở thôn Cung Chúc xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Đình Cung Chúc được tọa lạc trên một vùng đất cao, quay hướng về phía Tây Nam, cách sông Luộc khoảng 200 mét về phía Tây, giáp huyện Tứ Kỳ, thành phố Hải Dương. Đình Cung Chúc nằm ở hướng Tây Bắc của thị trấn Vĩnh Bảo và cách thị trấn Vĩnh Bảo 4km. Đây là vùng đất cổ xưa kia có nhiều công trình kiến trúc đẹp như đình, nghè, chùa, miếu, trong đó nổi tiếng nhất là đình Cung Chúc. Ngôi đình được coi là một bông hoa kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của Hải Phòng và cả vùng duyên hải Bắc Bộ. Trải qua mấy trăm năm dân gian vẫn lưu truyền câu ca

 “Tiếng đình Cung Chúc quả không sai

Kiến trúc kỳ công đủ vẻ tài,

Mười sáu lỗ đục qua cột cái

Lưu truyền để lại một không hai”

Lịch sử xây dựng ngôi đình có nhiều ý kiến khác nhau. Một số các cụ cao niên trong làng cho biết: Đình được xây dựng từ thời Lê, do một củ tổ trong làng thiết kế mẫu bằng những dóng mía với cả thấy 16 lỗ đục, sau đó mua gỗ thuê thợ làm, song có một số ý kiến lại nói rằng đình do một người thợ mộc người làng Cung Chúc hợp đồng với Làng xây dựng ngôi đình. Ông nhận gỗ mới nhưng mua đình cũ ở huyện Tiên Lữ về cất dựng.

Đình Cung Chúc ngay đầu làng, có vị thế đẹp, cảnh quan trên bến, dưới thuyền, có cây cổ thụ tỏa bóng vây quanh tạo vẻ thâm nguyên, u tịch.

Đình thờ 4 vị Thành Hoàng: Thuần Chính, Thanh Tĩnh Long, Qúy Minh, Hải Khẩu Đại Bàng là các vị thần có công với dân, với Nước.

Tương truyền một trong các vị thần trên (có thể là thần Thanh Tĩnh) khi kéo quân đến trang Kinh Chúc, cho dân 5 nén vàng mua ruộng đất lập đền thờ các ngài.

Đình Cung Chúc nổi tiếng với kiến trúc tứ diện đồng tứ, độc đáo không giống với bất cứ ngôi đình nào. Mặt nằng tổng thể của di tích khá đẹp, rộng rãi với diện tích gần 4.000 mét vuông. Mỗi hạng mục công trình có một kiểu kiến trúc riêng, tất cả tạo lên sự liên hoàn, khép kín và bề thế. Cả thảy có 25 gian: gồm năm gian Đại đình, hai gian Hậu Cung, hai tòa tả - hữu mạc, bốn hướng nhìn vào đều có năn gian.

Đình làm hoàn toàn bằng gỗ lim, gồm các hàng cột đỡ các bộ vì liên kết,  mộng chốt theo kiểu chồng rường - giá chiêng, chạm khắc hoa văn cầu kì, tinh xảo. Ở đại đình là 4 bộ vì, trên 8 cột cái và 8 cột quân. Các bộ vì liên kết với nhau qua hệ thống xà dọc. Tất cả chỉ sử dụng vỏn vẹn 16 lỗ đục thông qua cột cái. Các kết cấu còn lại liên kết bằng khớp chồng mộng trên các đấu ở các đầu cột, tạo nên ngôi đình bề thế và vững chắc. Hệ thống cửa đình làm bằng gỗ lim theo kiểu thượng xong hạ bản, nền nát gạch Bát Tràng, mái lợp ngói mũi hài. Góc mái là các đầu đao cong vút, thanh thoát. Bờ lóc đắp những con nghê gốm bằng đất lung rất đẹp, đạt đến trình độ kỹ thuật cao.

Bộ khu gỗ của đình chắc chắn. Với kỹ thuật khớp mộng và giải pháp kỹ thuật liên kết dọc, ngang tạo cho ngôi đình đẹp ngoại mục. Đây cũng là nơi thực hiện các đề tài trang trí theo các hình thức trạm nỗi, trạm bong kênh hình tứ linh: long, ly, quy, phượng; các hình hoa, lá cách điệu, có cảnh: bướm bay, nghê gảy đàn... Các tác phẩm điêu khắc ở đây đều đạt đến độ hoàn chỉnh sống động, có sức, có hồn.

Với lối kiến trúc độc đáo và các mảng trạm khắc đẹp, đình Cung Chúc trở lên nổi tiếng và là một số rất ít di tích được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Trải qua thời gian tồn tại, nằm ở địa bàn có mật độ di tích dầy đặc, đình Cung Chúc có những đóng góp rất lớn trong việc nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của đình làng vùng đồng bằng Bắc Bộ, góp phần tô đẹp thêm truyền thống văn hóa, nghệ thuật của Hải Phòng và cả nước.

Đình còn giữ được một số hiện vật có niên đại trải dài từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX. Đó là các bức đại tự, cửa võng, long ngai, kiệu, bát hương... đặc biệt có hai bia đá” (Hậu thần bia ký) một bia tạo năm Cảnh Trị thất niên (1669), một bia khắc năm Cảnh Hưng thứ 37 (1776). Cả hai bia đều có khung diềm chạm các hình cúc mãn khai, cánh sen, hoa dây, đao lửa, vân tản. Trán bia trạm nổi “lưỡng long chầu nguyệt”. Ngoài ra còn lưu giữ 18 sắc phong. Sắc xa nhất vào năm 1844. Sắc gần nhất là Khải Định ( 1924). Đó là những cổ vật không chỉ có giá trị về mặt niên đại, mỹ thuật mà còn là những văn bản học quý giá, giúp chúng ta có thể khai thác các tài liệu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, lịch sử. Đây là những nguồn tư liệu cần được bảo tồn làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của dân tộc.

Hội đình Cung Chúc hằng năm được tổ chức trong ba ngày, ngày 10, ngày 11 và ngày 12 tháng 11 Âm lịch. Ngoài các ngày tế, lễ các vị thần trên, còn có lễ kỳ an, kỳ phúc, thượng và hạ đền. Trong hội có các trò chơi dân gian như: đùa hồ, bắt vịt, cầu thùm , bịt mắt bắt dê, đập liêu, hát giao duyên quan họ trên hồ ...

Lãnh đạo địa phương cùng các bậc cao niên trong làng làm lễ tại hội đình
Trò đùa hồ bắt cá 

Do ảnh hưởng của thời tết và chiến tranh tàn phá, ngôi đình đã bị xuống cấp , hư hỏng nặng. Phần đại đình và tả mạc, hữu mạc bị đổ nát, còn duy nhất tòa hậu cung. Đến năm 1997 nhân dân địa phương xây dựng lại tòa Đại bái bằng bê tông cốt thép để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng của nhân dân.

Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, năm 2010 nhà nước đã đầu tư trên 23 tỷ đồng bao gồm các hạng mục như: phục dựng tòa đại bái, hậu cung và tả - hữu mạc, nhà khách, làm lại cổng chính, bình phong, miếu thờ ông Ba Mươi, tôn tạo sân đình, đường nội bộ, tường bao, kè hồ nước trước sân đình tạo cho di tích thêm khang trang, sầm uất, nhằm bảo tồn lâu dài di sản văn hóa quý giá của dân tộc.

Với những giá trị đặc sắc và nổi bật, đình Cung Chúc đã và sẽ là một di tích độc đáo, trở thành một địa chỉ hấp dẫn khách tham quan, góp phần tạo nên thế mạnh cho nền du lịch của huyện Vĩnh Bảo và thành phố Hải Phòng.

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke