CHÙA KẾ LAM, XÃ LÝ HỌC, HUYỆN VĨNH BẢO
Chùa Kế Lam là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XIV, Chùa tọa lạc trên xứ Đồng Kế thuộc địa bàn thôn 1 xã Lý Học, cách đường Trung Tân 200m thuận tiện cho du khách và nhân dân đến thăm quan chiêm bái.
Chùa Kế Lam là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XIV, Chùa tọa lạc trên xứ Đồng Kế thuộc địa bàn thôn 1 xã Lý Học, cách đường Trung Tân 200m thuận tiện cho du khách và nhân dân đến thăm quan chiêm bái.
Chùa Tiên Cầm (tên chữ là Linh Quang tự) có lịch sử hình thành gắn với sự phát triển mở mang làng xã địa phương. Theo dòng lịch sử địa phương, trang Tiên Cầm có từ thời Trần, giữa thế kỷ thứ 12, đầu thế kỷ thứ 13, có một vị công chúa triều Trần là Quý Ngọc Uyển Diệu vì không chịu cảnh lộn xộn, bất hòa trong gia tộc đã xin đi khai khẩn ruộng đất (cùng với Trần Hiển xuống xã Văn Khê) khai khẩn rồi lập ra làng Tiên Cầm.
Chùa Thạch Lựu (còn gọi là An Tất Tự). Chùa được khởi dựng vào nửa đầu thế kỷ thứ 18. Những di vật còn lại trong khuôn viên ngôi chùa, với tổng số 14 bia công đức, hậu thần, hậu phật cho thấy phần lớn số văn bia đều ghi lại những việc làm trọng đại của quan viên và nhân dân làng xã Thạch Lựu, du khách thập phương tham gia tu tạo, kiến thiết chùa: Từ dựng tượng, đúc chuông, chữa tòa Tam Bảo đến cúng tiến, cúng ruộng cho nhà chùa…
Từ đường Tam tiến sỹ là Từ đường của dòng họ Nguyễn ở làng Thạch Lựu, xã An Thái thờ 3 cha con đỗ đại khoa, tiến sỹ đồng triều: Nguyễn Kim, Nguyễn Chuyên Mỹ và Nguyễn Đốc Tín.
Chùa Trung Thanh Lang (tên chữ là An Tất tự) được khởi dựng từ thời Hậu Lê thế kỷ thứ 17, 18 trong bối cảnh tôn giáo đạo phật Việt Nam có sự phát triển liên tục từ thời nhà Mạc kéo dài cho đến thời điểm này. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa phải thực hiện tiêu thổ kháng chiến năm 1952. Đến năm 1960, nhân dân tu bổ 5 gian bái đường và tiếp tục trùng tu vào năm 2006 theo kiến trúc truyền thống.
Đình Tiên Cầm tồn tại trong cộng đồng dân cư Tiên Cầm như một nhân chứng lịch sử sống động, góp phần bổ sung vào tư liệu kháng chiến chống giặc ngoại xâm của xã, huyện và thành phố trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Đình Trung Thanh Lang (hay còn gọi là đình Chợ May) tọa lạc cạnh chợ của hàng Tổng nên ngôi đình này còn là ngôi nhà chung của Tổng Đại Phương Lang xưa. Đình thờ nhân vật lịch sử là Thượng thư Phạm Đình Trọng làm quan dưới triều Hậu Lê thế kỷ thứ 18 và vị phúc thần Phạm Viết Cầu sống ở thời Nguyễn, đời vua Gia Long.
Trong những năm tháng chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945, Đình Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy là một địa điểm diễn ra một sự kiện lịch sử hết sức trọng đại, đó là ngày 12 tháng 7 năm 1945, Ủy ban cách mạng lâm thời huyện Kiến Thụy đã chính thức ra mắt nhân dân tại đình làng Kim Sơn.
Từ đường dòng họ Nguyễn Văn tọa lạc tại Tổ dân phố Tiểu Bàng 2, phường Bàng La, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Từ đường được xây dựng hơn 200 năm trước và được tu sửa lại vào năm 1998. Nơi đây là nơi thờ tướng quân Nguyễn Quang Thức – một vị tướng thân cận của vua Quang Trung và là Tổ thượng của dòng họ Nguyễn Văn.
Chùa Nãi Sơn là một công trình kiến trúc cổ, nơi chứa đựng những sử liệu phong phú có giá trị nghiên cứu lịch sử, vùng đất, con người, truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy.
Miếu thờ Thành Hoàng xã Phục Lễ ngày nay là một Miếu cổ có từ lâu đời. Miếu nằm trên gò đất cao, bên bờ sông bến nước xưa, phía trước có Hồ bán nguyệt (gọi là hồ rối) nay không còn nữa. Phía sau có hồ nước ngọt nơi dân làng lấy nước để ăn, uống, miếu còn là nơi đắc địa, có nhiều cây cổ thụ như cây gạo cao mấy chục mét toả bóng mát. Cây duối đôi, hàng chục cây gỗ lim xanh kéo dài suốt theo chiều dọc của Miếu. Những bụm tre Tràng Ngà xen trùm thẳng tắp, cây ăn quả toả bóng mát xum xuê quanh năm, tạo cho cảnh vật linh thiêng, thần bí.
Chùa Phục Lễ tên chữ là Kiến Linh Tự. Tài liệu văn bia và truyền ngôn địa phương cho biết: xưa kia chùa Kiến Linh là một quần thể kiến trúc - nghệ thuật nguy nga, với nhiều toà ngang dãy dọc.