ĐỀN ĐỂ XUYÊN, XÃ ĐẠI THẮNG, HUYỆN TIÊN LÃNG

08 03 2023

in trang

Nằm trong quần thể Di tích Lịch sử Văn hóa của huyện Tiên Lãng nói chung và xã Đại Thắng nói riêng, Đền Để Xuyên, xã Đại Thắng là một trong Ngũ Linh Từ linh thiêng của Huyện Tiên Lãng, không chỉ là một địa điểm tâm linh mà Đền Để Xuyên còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử văn hoá tin ngưỡng của đất và người xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng. Đền Để Xuyên là điểm du lịch tâm linh của khách thập phương, Đại Thắng là một xã ở Tây Bắc nằm bên hưu ngạn sông Văn Úc thuộc đồng bằng Bắc Bộ, phía bắc giáp huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, phía tây giáp huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, phía đông và nam giáp xã Tiên Cương, phía đông bắc giáp xã Quang Trung huyện An Lão.

Đền Để Xuyên được xây dựng từ thời Hậu Lê năm 1548 sách Đồng Khánh Địa Dư Chí ghi chép xã Để Xuyên tức xã Đại Thắng ngày nay có Đền thờ Trang Định Vương con vua Trần trước năm 1938 làng Để Xuyên còn giữ được sách thần tích thời Hậu Lê và 05 sắc phong thuộc các đời: Thiệu Trị Sáu 1845, Tự Đức 1853, Thành Thái Một năm 1889, Đồng Khánh 2 năm 1887, Khải Định 9 năm 1924, ngày tế lễ hàng năm ngày 10/01 lễ Thánh Đản, ngày 02/10 lễ Kỷ Phúc, ngày 06/11 lễ Thánh Hoá.

Bản kê khai thần tích – thần sắc do Lý trưởng làng Để Xuyên kê khai vào năm 1938 cho biết Đền Để Xuyên thờ 05 vị Thành Hoàng làng là Trang Định vương ( tên huý ngài là Duy Linh), Nam Hải Đương Cảnh Thành hoàng Đại vương, Xa Lâu Đương cảnh Thành Hoàng Đại vương, Đống Thung Đương cảnh Thành Hoàng, Á Thành Hoàng Thuỵ Phổ Tế, cả năm vị đều được thờ bằng Long ngai và bài vị ở đền.

Trong kháng chiến chống Pháp nơi đây diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng, lễ kết nạp đảng viên, xây dựng kế hoạch tiêu thổ kháng chiến, xây dựng làng chiến đấu phá tề trừ gian và là nơi đón tiếp cán bộ từ vùng địch tạm chiến ra vùng tự do. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, hai cuộc kháng chiến tranh tiêu thổ kháng chiến Đền Để Xuyên bị tàn phá nặng nề được sự cho phép của huyện  và xã Đại Thắng. Cán bộ và nhân dân làng Để Xuyên đã nâng cấp tôn tạo xây dựng lại Đền Để Xuyên phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân và có phần giữ gìn phát huy những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Hiện nay Đền Để Xuyên toạ lạc trên nền đất cũ năm ở phía Tây của làng khuôn viên 4000 mét vuông hình chữ Đinh truyền thống gồm ba gian bái đường và một gian hậu cung theo mô típ thời kiến trúc nghệ thuật truyền thống thời Nguyễn. Đền Để Xuyên được Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hải Phòng xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp Thành phố ngày 24/9/2015. Lễ hội Đền Để Xuyên có lịch sử hình thành lâu đời và gắn liền với sự kiện kỷ niệm ngày sinh các vị thành thần Hoàng làng mà nhân dân địa phương tôn thờ tại Đền Để Xuyên. Lễ hội được tổ chức vào ngày sinh của thần vào ngày 10 tháng Giêng đây là lễ chính của Đền và cộng đồng nhân dân địa phương xưa nay. Lễ hội Đền Để Xuyên ngày nay cũng được tổ chức theo lối cổ của các bậc tiền nhân cha truyền, diễn ra 3 ngày (mùng 10,11,12 tháng Giêng âm lịch) hàng năm.

Từ năm 2013 huyện Tiên Lãng đã khôi phục lại Lễ hội Rước Ngũ Linh từ, Đề Để Xuyên cùng với 5 ngôi Đền thiêng của huyện Tiên Lãng được rước về Đình Cựu Đôi khôi phục lại Lễ Rước Ngũ linh từ, đến năm 2018 lại tổ chức Rước Ngũ linh từ, cứ 5 năm tổ chức một lần. Huyện cũng đang đề nghị Bộ Văn hoá Thông tin và truyền thông xét duyệt và công nhân Lễ hội Rước Ngũ linh từ là Di sản văn hoá phi vật thể.

Đến năm 2020 được sự quan tâm của các cấp các ngành cùng với các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã công đức kinh phí và đã tổ chức lễ đúc tượng Vua Lê Trang Tông (tức Duy Ninh) bằng đồng đỏ.

Thể theo nguyện vọng của nhân dân làng Để Xuyên hàng năm duy trì Lễ  Hội truyền thống vào ngày (10,11,12 tháng Giêng âm lịch) và hàng năm được nâng câp cả phần lễ và phần hội.

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke