Nghè-Chùa Hà Phú, xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên
Nghè và chùa Hà Phú là cụm công trình tín ngưỡng tôn giáo có lịch sử xây dựng từ lâu đời của dân làng Hà Phú, xã Hoà Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Nghè và chùa Hà Phú là cụm công trình tín ngưỡng tôn giáo có lịch sử xây dựng từ lâu đời của dân làng Hà Phú, xã Hoà Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Đình Chiếm Phương được xây dựng và bảo tồn tại làng Chiếm Phương, xã Hoà Bình (trước tháng 8/1945, Chiếm Phương thuộc xã Lương Chiếm, sau tách thành 2 làng là Lương Đường và Chiếm Phương thuộc xã Hoà Bình).
Di tích lịch sử Đình Hà Luận thuộc làng Hà Luận, xã Hoà Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Trên địa bàn của làng ngoài ngôi đình còn có chùa (Ngọc Quang Tự) và hai miếu (miếu Cò và miếu Vua). Tương truyên hai ngôi miếu này được xây ở khu lăng mộ của hai vị thành hoàng làng.
Chùa Vang còn có tên chữ là Bắc Linh Tự có nghĩa là ngôi chùa linh thiêng tại phía bắc của thôn Thanh Lãng, xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Mảnh đất Thủy Nguyên là vùng đất cổ được nhắc nhiều đến trong lịch sử đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của quân dân nhà Trần (thế kỷ 13, 14).Chùa do Tả Thị Lang, Trạng nguyên Lê Ích Mộc cùng nhân dân trong vùng xây dựng ở thế kỷ VI để thờ Phật.
Thiểm Khê là một tên làng nằm ven sông Giá (tên cổ là sông Đô Lý) nơi đây đã từng xảy ra trận Trúc Động lẫy lừng. Trận đánh đoàn thủy binh của quân Nguyên Mông. Hồi đầu thế kỷ 13 nhân dân Thiểm Khê đã cùng quân đội thời Trần hoàn thành nhiệm vụ bịt đường trên sông Giá. Để đảm báo bí mật cho trận địa mai phục buộc toàn bộ binh thuyền của giặc phải hành quân theo sông Đá Bạc về sông Bạch Đằng, nghĩa là quân Nguyên- Mông phải dấn thân vào trận địa do Hưng Đạo Vương Trận Quốc Tuấn đã chọn sẵn.
Di tích chùa Lễ Sơn, Làng Văn hóa Mai Động dân làng thường gọi là chùa Mai Động. Tên chủ là: Lễ Sơn Tự được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1996.
Đền Thụ Khê nằm trong cụm di tích lịch sử, văn hóa của xã Liên Khê huyện Thủy Nguyên Thành phố Hải Phòng. Đền được xây dựng đầu thế kỷ XIV- được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1996.
Đình Tam Sơn hiện nay thờ: Thành hoàng Trịnh Thao - Quảng hộ cư sĩ đại vương.
Đình Phù Liễn hiện nay thờ: Thành hoàng Trịnh Mon - Ủng hộ cư sĩ Đại vương.
Đình Tây còn gọi là Đình Cả- một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật thể hiện tôn giáo tín ngưỡng của người dân Dưỡng Động - Minh Tân, tôn thờ bảy vị thành hoàng đại vương và công chúa dòng họ Việt. Thường là những “ Khai quốc công thần” có công đánh giặc giữ nước thời vua Hùng Duệ VƯơng. Đình và Chùa Tây được Nhà nước công nhận cụm di tích lịch sử văn hoá.
Đình Chùa Nhân Lý thuộc thôn Nhân Lý - xã Cao Nhân - huyện Thủy Nguyên – thành phố Hải Phòng. Di tích do dân làng khởi dựng để tôn thờ Tam vị thần hoàng đã có công bảo vệ cương giới của Nhà nước Văn Lang đời Hùng Duệ Vương.