Di tích lịch sử Đình Nam
Đình Nam Phong xưa, thuộc trang Lũ Đăng, tổng Hán Nam, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương; nay là Đình Nam, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Đình Nam Phong xưa, thuộc trang Lũ Đăng, tổng Hán Nam, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương; nay là Đình Nam, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Đền Chài xưa là đình Chài thuộc thôn Ngân Hà, xã Đồ Sơn. Năm 1934, thực dân Pháp xây dựng pháo đài ở khu vực có đình tọa lạc nên đình được di dời về Vạn Thốc. Sau này, chức năng chính trị xã hội của đình không còn nên người dân gọi là Đền Chài. Tên gọi đó tồn tại cho đến ngày nay. Đền Chài có tên gọi đầy đủ là Đền Vạn Chài (ngôi đền của dân cư làng đánh cá), thuộc phường Vạn Hương, Đồ Sơn, Hải Phòng.
Đền Long Sơn là công trình tín ngưỡng mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc, mặc dù phần kiến trúc đã được tu sửa, xây dựng lại nhưng đền có lịch sử hình thành từ lâu đời (tương truyền từ thời Lý) và gắn bó mật thiết với vùng đất, con người phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn.
Hoàng Thanh Loan – anh hùng sống mãi với thời gian, với quê hương, đất nước, với các thế hệ hôm nay và mãi mai sau. Để ghi nhận chiến công đặc biệt xuất sắc của Liệt sĩ Hoàng Thanh Loan, anh được tặng Huân chương chiến công Hạng Nhất. Tổ quốc đã ghi công anh vào ngày 20 tháng 02 năm 1971, và ngày 09 tháng 10 năm 2014 vừa qua, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định truy tặng anh danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tại Đại hội thi đua quyết thắng quân chủng Hải quân ngày 21 tháng 12 năm 2014 Bộ tư lệnh hải quân đã tổ chức công bố quyết định và trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng và vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Hoàng Thanh Loan thông qua đại diện gia đình và ngày 22 tháng 12 năm 2014 ngày toàn Đảng toàn dân và toàn quân ta trọng thể tổ chức kỉ niệm 70 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, huyện ủy, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Cát Hải tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân liệt sĩ Hoàng Thanh Loan với niềm tự hào, trang trọng, xúc động, thiêng liêng.
Hơn một trăm năm qua, trong lòng người dân thành phố Cảng, có một ngôi trường mà sự phát triển luôn song hành với lịch sử thành phố và đất nước. Bonnal – Bình Chuẩn – Ngô Quyền, không chỉ là ngôi trường lâu đời nhất mảnh đất này, không chỉ là công trình kiến trúc lịch sử - văn hóa tiêu biểu của miền cửa sóng mà còn là nơi “thắp lửa”, gieo “hạt giống đỏ” cho phong trào yêu nước cách mạng của Hải Phòng và cả nước. Đặc biệt, nơi đây ghi dấu một sự kiện quan trọng trong hành trình vẻ vang của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng: là nơi một trong hai chi bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản đầu tiên của cả nước được thành lập vào năm 1929. Ngày 26/3/2011, nhân kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn, Ban Thường vụ Thành đoàn đã tổ chức Lễ gắn biển “Địa điểm thành lập chi bộ Đoàn thanh niên cộng sản đầu tiên của cả nước” tại trường THPT Ngô Quyền – “địa chỉ đỏ” trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên.
Đình Chính lý là công trình tâm linh, tín ngưỡng quan trọng của người dân mỗi làng quê Việt Nam. Đình được xây dựng không chỉ nhằm chức năng là nơi hội họp của chính quyền địa phương, hay là không gian để tổ chức hội hè đình đám, diễn xướng sinh hoạt văn hoá dân gian mà còn là không gian linh thiêng nhất để tôn thờ thành hoàng làng, những vị thần có công lao to lớn đối với đất nước, nhân dân. Đình Chính Lý, xã Quang Phục ra đời cũng nằm trong những quy luật với ba chức năng cơ bản đó.
Mùa xuân năm Tân Mão 2011 với phương châm xã hội hóa việc xây dựng Đình Chùa, Đền, Miếu. Cán bộ và nhân dân làng An Thạch, các nhà hảo tâm, khách thập phương đã phát tâm công đức chung sức đồng lòng tu sửa xây dựng một số hạng mục trong khuôn viên miếu như: Cổng, tường bao, nhà khách, công trình vệ sinh, hồ Bán nguyệt....trên diện tích 1479m2 tổng kinh phí trên 450 triệu đồng.
Làng Đông Ninh là một trong những làng cổ được khai lập từ lâu đời nay vẫn tồn tại cách ngày nay trên 2000 năm (lịch sử Đảng bộ xã Tiên Minh, tr 11,12,13,14). Trong cuốn sách Thành Hoàng làng Thành phố Hải Phòng (trang 284, 285) có ghi “ Thành hoàng làng Đông Ninh , xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng là Lý Thỏa Kỳ. Ngài tinh thông võ nghệ, được nhà vua giao cho trấn giữ phía đông khu vực Tân Miêng, nay là xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, ngài được vua phong là “ Điện tiền đô sứ Đại tướng quân” có công đánh tan quân Xiêm xâm lược. Sau chiến thắng ngại lại giúp dân khai khẩn đất hoang, phát triển nghề phụ, đan lát các đồ đánh bắt thủy sản. Ngài hóa vào ngày 8/11 âm lịch. Sau khi mất, nhà Lê ( Tiền Lê) phong tước “ Thỏa Kỳ bản bộ linh ứng đại vương, Tước Linh Quang hộ quôc hiển hữu trọ thăng đại vương tôn thần”. Nhà vua còn cho dân lập đền thờ tại nơi mất này là thôn Đông Ninh, xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng. Đình to đẹp nhất khu vực thời đó là Đình Cả.
Miếu Đông là công trình tín ngưỡng mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của người dân Đồng Hoà. Mặc dù quy mô kiến trúc không rộng lớn, bề thế nhưng miếu còn lưu giữ được một số cổ vật, di vật có giá trị lịch sử, văn hóa và mỹ thuật. Miếu là nơi tôn thờ vị Thành hoàng Cao Sơn quốc chủ đại vương, một người học rộng tài cao. Năm Khánh Lịch thủ 6 ngài đỗ tiến sĩ đệ nhị, được phong làm Thừa Tướng. Sau khi qua đời ngài được phong là Cao Sơn quốc chủ đại vương, Thụy là Trưng Trinh, ban lệnh khắp thiên hạ lập đền thờ, bốn mùa hương khói để biểu dương công đức của Ngài. Việc thờ cúng nguyện cầu thật linh ứng.
Nguyễn Như Quế người làng Đại Trà, huyện Nghi Dương (nay là thôn Đại Trà, xã Đông Phương (trước đó là Đại Đồng), huyện Kiến Thụy). Ông vốn là võ tướng, bạn của Mặc Đăng Dung – người khai sáng vương triều Mạc.
Tình hình kháng chiến rất khẩn trương, tháng 8 năm 1947 tỉnh ủy điều đồng chí đặng đình thủy chuyển công tác và chỉ định đồng chí vũ thái tức vũ đức thỏa làm bí thư huyện ủy.
Theo các tư liệu lịch sử, Đại Lộc hiện là một làng của xã Đại Hợp có nguồn gốc hình thành từ khá lâu đời. Trước có tên gọi là Thiên Lộc tên nôm là làng Vàng đến đời vua Nguyễn Đồng Khánh tên tổng và tên xã Thiên Lộc được đổi thành Đại Lộc.