Miếu Phương Mỹ, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên
Miếu Phương Mỹ là một di tích kiến trúc nghệ thuật cổ, là công trình tưởng niệm được dựng trên một cù lao nhỏ nằm ở phía Đông thôn.
Miếu Phương Mỹ là một di tích kiến trúc nghệ thuật cổ, là công trình tưởng niệm được dựng trên một cù lao nhỏ nằm ở phía Đông thôn.
Đình Phương Mỹ xưa được dựng trên gò đất cao phía Tây làng – Phương Chương (nhân dân địa phương gọi là núi chùa), lúc đầu là một ngôi miếu nhỏ, đến năm 1863 nhân dân trong làng xây dựng ngôi Miếu lại trở thành Đình thờ Đức Thành Hoàng làng Phạm Quảng. Đình Phương Mỹ là một công trình kiến trúc lớn, nổi tiếng ở huyện Thủy Nguyên, có cấu trúc “Tiền môn hậu đinh”.
Chùa Sùng Ân theo Pháp khí để lại (khắc trên Chuông đồng còn lưu giữ) thì Chùa được chư Tổ và nhân dân, Phật tử xây dựng vào năm thứ hai, sau khi Vua Tự Đức lên ngôi (1847-1849). Chùa vốn nằm trên khu đất phía Tây Bắc, tỉnh Hải Dương – Phủ Phán Môn (còn gọi là Kinh Môn) – xã Đồng Lý – huyện Thủy Đường. Nay thuộc Làng văn hóa Đồng Lý, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng.
Nằm trên tuyến đường liên xã thuộc ngã rẽ của tỉnh lộ 359, đi qua địa bàn của ba xã Hoa Động, Lâm Động, Thiên Hương, cách trung tâm thành phố khoảng 7km về hướng Bắc, với diện tích không lớn, khoảng trên 4km2, nhưng nơi đây là nơi ghi dấu cho tội ác, sự tàn bạo của Thực dân Pháp cũng là minh chứng cho sự đoàn kết, cho ý chí chiến đấu anh dũng, kiên cường của những chiến sỹ cách mạng, của những người con kiên trung của quê hương Lâm Động nói riêng và huyện Thủy Nguyên nói chung.
Di tích đình Đồng Lý được xây dựng vào thế kỷ 17, là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, có cấu trúc hình chữ đinh đơn giản gồm năm gian tiền đường và ba gian hậu cung, có quy mô bề thế, được bảo tồn chắc chắn, đảm bảo tính nguyên gốc nghệ thuật kiến trúc đình làng truyền thống có sự đan xen hài hòa giữa nghệ thuật nhà Lê (thế kỷ 17) và nghệ thuật nhà Nguyễn (thế kỷ 19, 20).
Đền Quảng Cư thuộc xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Thủy Nguyên là vùng đất cổ được nhắc nhiều đến trong lịch sử đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của quân dân nhà Trần (thế kỷ 13, 14).
Đình Lương Đường thuộc làng Lương Đường, xã Hoà Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, đình thờ vị thành hoàng, huý là Phạm Nghiêm, tước phong là Trung hoa tể tướng. Đây cũng là vị thần mà đình làng Chiếm Phương cùng xã thờ phụng. Nguyên do Chiếm Phương và Lương Đường vốn xưa kia cùng xã Lương Chiếm, sau chia tách thành 2 làng, vì thế cùng thờ chung thành hoàng.
Nghè và chùa Hà Phú là cụm công trình tín ngưỡng tôn giáo có lịch sử xây dựng từ lâu đời của dân làng Hà Phú, xã Hoà Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Đình Chiếm Phương được xây dựng và bảo tồn tại làng Chiếm Phương, xã Hoà Bình (trước tháng 8/1945, Chiếm Phương thuộc xã Lương Chiếm, sau tách thành 2 làng là Lương Đường và Chiếm Phương thuộc xã Hoà Bình).
Di tích lịch sử Đình Hà Luận thuộc làng Hà Luận, xã Hoà Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Trên địa bàn của làng ngoài ngôi đình còn có chùa (Ngọc Quang Tự) và hai miếu (miếu Cò và miếu Vua). Tương truyên hai ngôi miếu này được xây ở khu lăng mộ của hai vị thành hoàng làng.
Chùa Vang còn có tên chữ là Bắc Linh Tự có nghĩa là ngôi chùa linh thiêng tại phía bắc của thôn Thanh Lãng, xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Mảnh đất Thủy Nguyên là vùng đất cổ được nhắc nhiều đến trong lịch sử đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của quân dân nhà Trần (thế kỷ 13, 14).Chùa do Tả Thị Lang, Trạng nguyên Lê Ích Mộc cùng nhân dân trong vùng xây dựng ở thế kỷ VI để thờ Phật.