DI TÍCH LỊCH SỬ TỪ ĐƯỜNG HỌ TRẦN DOÃN
Từ đường Trần Doãn, thôn Tử Đôi, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng là nơi tôn thờ gia tiên, tiền tổ của dòng họ, trong các cụ tổ, cụ Tiến sĩ Trần Doãn Đàn được coi là ông tổ khởi nghiệp.
Từ đường Trần Doãn, thôn Tử Đôi, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng là nơi tôn thờ gia tiên, tiền tổ của dòng họ, trong các cụ tổ, cụ Tiến sĩ Trần Doãn Đàn được coi là ông tổ khởi nghiệp.
Di tích lịch sử Văn hóa Đình làng Tử Đôi, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng tôn thờ ngài Liệt Hầu, Thái Thú Châu Giao phù giúp vua Chiêu đế nhà Hán sau này giúp vua Tây Hán. Công lao tài đức của ngài được ghi trong bản chính quốc triều bộ lễ càn chi bộ trung đẳng.
NGỌC PHẢ GHI VỀ MỘT VỊ ĐẠI VƯƠNG ÂM PHÙ CHO MỘT VỊ ĐẠI VƯƠNG LÀ CÔNG THẦN Ở TRIỀU HÙNG DUỆ VƯƠNG (Ngọc phả ở chi Chấn, bộ Thượng đẳng thần)
UBND thành phố Hải Phòng có Quyết định số 355 ngày 11/2/2003 về việc xếp hạng di tích cấp thành phố cụm di tích lịch sử văn hóa liên quan tới Tiến sĩ – Thượng thư Nhữ Văn Lan thuộc thôn Nam tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. UBND xã Kiến Thiết đã long trọng tổ chức lễ nhận bằng di tích vào ngày 28/3/2005 (tức 19/2 năm Ất Dậu).
Người Việt Nam có câu ca dao "Con người có tổ có tông, như cây có cội, như sông có nguồn". Câu ca dao đó nói lên đạo lý "Hiếu - nghĩa" của con cháu đối với tổ tiên.
Đền Bì thuộc thôn Tử Đôi, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Đền Bì còn có tên gọi khác tên gọi này phân biệt với đền Canh Sơn do vị trí địa lý của các đền nằm trên thượng nguồn và hạ lưu của sông Văn Úc.
Chùa Vĩnh Khánh nằm trên địa bàn thôn Úc Gián, xã Thuận Thiên. Chùa mang tên chữ là Vĩnh Khánh tự.
Đình Lạng Côn, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy ngoại thành Hải Phòng là một công trình tưởng niệm vị tướng quân Vương triều Trần thế kỷ XIII nổi tiếng với chiến công Bạch Đằng năm 1288 đánh tan giặc Nguyên Mông. Mặc dù trải qua hai cuộc chiến tranh giữ nước lâu dài của nước ta, đình đã bị tàn phá bởi thời gian và chiến tranh nhưng truyền thống anh hùng cứu nước giải phóng dân tộc của người xưa vẫn được thế hệ hôm nay giữ gìn, làm bài học quý giá giáo dục thế hệ trẻ hôm nay noi gương để ra sức rèn luyện để trở thành lớp người tiên phong đi đầu trong công cuộc xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh.
Đền thờ Lê Khắc Cẩn là một công trình kiến trúc văn hoá, tín ngưỡng quan trọng của dòng tộc họ Lê, thôn Hạnh Thị nói riêng và nhân dân xã An Thọ, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng nói chung. Đền là không gian để tưởng niệm và tôn thờ vị Tiến sĩ duy nhất, song nguyên Hoàng giáp duy nhất trong lịch sử truyền thống khoa bảng của thành phố Hải Phòng dưới triều Nguyễn.
Chùa Bảo Khánh là ngôi chùa cổ tích của hai làng An Tử Hạ và Hán Nam huyện Tân Minh xưa, trước mặt rì rào dòng nước uốn quanh, sau lưng ngổn ngang gió đồng, bên tả xóm làng văn phong thi lễ an ca, bên hữu bãi cỏ nương dâu, đồng xanh ngào ngạt quả là chốn danh lam vào bậc nhất trong ba thắng cảnh của trấn Hải Dương thời bấy giờ…”
Tiếng thơm An Hán vốn ở vùng này
Bảo Khánh thiêng thay nay càng thịnh vượng
(Trích bia tu tạo Bảo Khánh Tự, năm Mậu Tuất 1588 của Tiến Sỹ Nguyễn Khắc Cần)
Miếu Đăng xưa hay còn gọi là miếu Đồng là ngôi miếu cổ thuộc trang Lũ Đăng, tổng Hán nam, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương, nay là miếu Đồng thôn Bắc Phong, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.