CHÙA CỔ TRAI, XÃ NGŨ ĐOAN, HUYỆN KIẾN THUỴ

29 02 2024

in trang

   Chùa Cổ Trai được xây dựng trước thời Mạc. Khi nhà Mạc mất, nhà Lê Trung hưng trở lại, các công trình như cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu trên quê hương nhìn Mạc cũng bị san phẳng hoàn toàn. Chùa Cổ Trai cũng chịu chung số phận như thế. Theo nội dung tấm bà “Minh danh công đức” hiện còn lưu tại chùa Cổ Trái chi biết: Vào thời Nguyễn, đời vua Tự Đức thứ 30 năm 1877 / sư trụ trì chùa là Chiêu Tập cùng bản xã là hương lý tủ là Nguyễn Quang, tổng đoàn Vũ Hữu Thanh, phó tổng Hữu Dương cũng toàn thể dân làng hưng công tu tạo ngôi chùa. Thượng điện 4 gian của chùa được dựng lại từ tượng Phật, đúc lại chuông đồng niên hiệu Tự Đức năm thứ 30 (1877)... Toàn bộ các di vật, công trình kiến tri của đợt trùng tu này hiện vẫn còn được gìn giữ.

     Di tích chùa Cổ Trai được xây dựng tại xã Ngũ Đoan, chùa có tên chữ là Phúc Linh tự.

   

 Di tích chùa Cổ Trai được xây dựng tại xã Ngũ Đoan, chùa có tên chữ là Phúc Linh tự.

Cổ Trai vốn là quê hương của các vua nhà Mạc, là Kinh đô thứ hai của vương triều Mạc (1527-1592) Đây là một vùng đất bằng phẳng, trù phú, giao thông thuận lợi. Câu phương ngữ nổi tiếng “Cổ Trai đế vương, Trà Phương công chúa” là nói đến Mạc Đăng Dung, người con của vùng đất này và là người khai sáng vương triều Mạc cùng người vợ là Vũ Thị Ngọc Toàn.

    Chùa Cổ Trai được xây dựng trước thời Mạc. Khi nhà Mạc mất, nhà Lê Trung hưng trở lại, các công trình như cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu trên quê hương nhà Mạc cũng bị san phẳng hoàn toàn. Chùa Cổ Trai cũng chịu chung số phận như thế. Theo nội dung tấm bia “Minh danh công đức” hiện còn lưu tại chùa Cổ Trai cho biết: Vào thời Nguyễn, đời vua Tự Đức thứ 30 năm 1877, sư trụ trì chùa là Chiêu Tập cùng bản xã là hương lý tú tài là Nguyễn Quang, tổng đoàn Vũ Hữu Thanh, phó tổng Hữu Dương cùng toàn thể dân làng hưng công tu tạo ngôi chùa. Thượng điện 4 gian của chùa được dựng lại, tô tượng Phật, đúc lại chuông đồng niên hiệu Tự Đức năm thứ 30 (1877)...Toàn bộ các di vật, công trình kiến trúc của đợt trùng tu này hiện vẫn còn được gìn giữ.

     Chùa Phúc Linh năm ở phía Tây làng Cổ Trai, tọa lạc trên khuôn viên riêng biệt giữa cánh đồng, có diện tích khoảng hơn 2.000m2, được lũy tre xanh và cây lưu niên bao bọc, cách trung tâm làng khoảng 700m. Kiến trúc chính của chùa theo kiểu chữ Đinh, gồm có tòa bái đường, Phật điện, Hậu cung và một gian thờ các vị Thành hoàng làng. Tòa bái đường 3 gian với 4 vì gỗ lim, tường hồi xây theo lối bít đốc, kết cấu kiểu vì nóc, mái kiểu giá chiêng. Tòa bái đường thứ hai được đặt song song với bôi khung gỗ của tòa bái đường thứ nhất, tạo thành kiến trúc liên hoàn, gần giống loại kiến trúc “Trùng thềm điệp ốc” phổ biến tại cung đình Huế. Các vì gỗ được liên hệ với nhau qua hình thức khớp mộng dân gian, mỗi vì gỗ gồm 2 cột cái, 2 cột quân; các thanh hoành gỗ, dui đỡ ngói kiểu vẩy cá cùng kết cấu “Tiến kẻ hậu bẩy” tạo cho tòa bái đường thêm rộng rãi, sáng sủa, rất tiện dụng để hành lễ. Trên kiến trúc tòa Bài đường có khắc dòng chữ “Hoàng triều Thành Thái nguyên niên”, tức năm 1889. Tòa hậu cung gồm 3 gian, 4 vì gỗ. Trên Phật điện bài trí tượng Phật cùng một số di vật là đồ thờ tư thuộc tài sản của chùa. Phía bên phải Phật điện còn có 1 nhà khách 6 gian được xây dựng từ năm 1971. Vì nóc mái kết cấu theo kiểu kèo cầu cánh ác, mái lợp ngói ta. Chùa còn có một kiến trúc ba gian hai chái nhỏ quay hướng Đông Nam, đây là nơi thờ tự các vị thành hoàng làng.

    Hệ thống tượng pháp của chùa khá đầy đủ, rất có giá trị về lịch sử cũng như nghệ thuật điêu khắc. Bộ tương Tam Thế được đặt ở vị trí cao nhất của Phật điện, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX. Tượng A Di Đà ngồi trong tư thế bán kiết già và thiền định. Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn tọa lạc ở chính giữa hàng tượng Phật thứ 3 trên Phật điện. Tượng được thể hiện trong tư thế tọa thiền trên đài sen, dáng cân đối có 6 tay, mang phong cách nghệ thuật đặc trưng thời Nguyễn. Tượng Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu được làm tương tự nhau: Đầu đội mũ bình thiên hai dải kim tòng dài chấm vai, đặt hai tay lên đùi, áo thêu rồng phượng, hổ phù, long mã, chân đi hài cong, trông rất đường bệ. Hai pho tượng này đều mang niên đại nghệ thuật thời Nguyễn. Trên Phật điện cũng có Tòa Cửu Long và Thích Ca Sơ Sinh nhưng bị thiếu mất lồng Cửu Long. Tượng Hộ Pháp đặt ở hai bên tả hữu của gian bái đường, trong tư thế đứng. Cả hai pho tượng đều mặc võ phục chân đi hài, áo thể hiện những nếp thêu nối hoa văn xoắn dài, dải mây hạt tinh tú, cao 2,2m. Tượng Đức Ông mang hình dáng của các vị quan đương thời, mặt đỏ, râu dài, mũ cánh chuồn, đai thắt lưng sệ xuống dưới bệ rộng, mặt hơi dữ dằn, mặc áo kiểu võ phục nhiều nếp uốn lượn, nền thêu rồng, hổ phù, thủy ba, cao khoảng 90cm. Chùa có 3 tượng sư tổ được làm bằng gỗ, tạo tác tương tự như nhau, mang dáng dấp của bậc tăng sư đầu trọc, thân khoác áo cà sa. Tượng trong tư thế thiền tọa trên đài sen, vạt áo cà sa vắt chéo nhau để lô yếm thanh y bên trong. Chùa hiện có nhiều bia đá kích cỡ khác nhau, nhưng đây là di vật của các ngôi miếu, đình khu vực Cổ Trai vì không thấy nội dung của văn bia nào xung quanh liên quan tới chùa Cổ Trai.

    Chùa còn lưu giữ được quả chuông đồng. Chuông được tạo dáng thon thả, óng chuốt. Quai chuông có dáng đôi rồng đấu lưng vào nhau, rồng mang nét đặc trưng nghệ thuật chạm khắc thời Nguyễn. Quanh đỉnh nóc thân chuông đúc nổi 4 chữ Hán lớn trong ô lá đề “Phúc Linh tự chung”, niên đại Tự Đức tam thập niên (năm 1877). Hằng năm vào các ngày 15/1, 15/4, 15/7, 17/11,18/12 (Âm lich), nhà chùa đều tổ chức tế lễ ghi nhận công lao của các vị sư tổ.

Năm 2004, chùa Cổ Trai được công nhận là Di tích_ Lịch sử - Văn hóa cấp thành phố.

 

 

Admin

Thong ke