Đình Đức Hậu, phường Hợp Đức, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng
“Đình Ngọc” tên đầy đủ là Đình Ngọc Xuyên, nằm tại tổ dân phố Ngọc Sơn phường Ngọc Xuyên Quận Đồ Sơn thành phố Hải phòng. Đình Ngọc Xuyên có vị trí ở ngay chân núi Rồng, tọa lạc hướng chính Bắc nơi có con đường chạy qua trung tâm Quận.
Chùa Lai Thị (Hương Mỹ tự) thuộc xã Tân Dân huyện An Lão, được tọa lạc trên một khu đất cao ráo bằng phẳng, tựa kề làng xóm, mặt chính hướng về phía Tây; là một trong số ít ngôi chùa còn giữ được nhiều pho tượng Mạc và góp thêm một nguồn tư liệu quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thế kỷ 16 ở Hải Phòng.
Đình Lương Khê - phường Tràng Cát - quận Hải An cách trung tâm thành phố Hải Phòng 12,5km. Đình quay hướng Đông Bắc, có sân, vườn cây, hồ nước xanh mát. Trước đây, đình Lương Khê được coi là một công trình lớn ở khu vực huyện An Dương, xây dựng năm Bính Tý (1876) Tự Đức thứ 29 thờ Ngô Quyền và Phạm Tử Nghi. Đình Lương Khê ngày trước có sàn gỗ, hoàn toàn bằng gỗ lớn, theo lối xối đạo tàu góc khá độc đáo và rất quen thuộc với nhân dân địa phương.
Cũng như những di tích khác trong làng quê Việt Nam, ngôi đình là kỷ niệm lịch sử, nơi lưu giữ những sự kiện về đời sống tinh thần của nhân dân. Không một làng xã nào là không có đình - nơi thờ thành hoàng làng, nơi trung tâm hoạt động chính trị, văn hoá của làng. Đình Đình Vũ nay thuộc phường Tràng Cát, quận Hải An được xây dựng từ lâu, vào những năm 1947, 1955 do thiên tai địch hoạ, đình phải di chuyển nhiều làn song ngôi đình vẫn được tạo dựng ở vị trí cao ráo.
Cát Khê là tên một làng nhỏ nằm ở phía Đông Nam thành phố Cảng - có vị trí địa lý: phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Nam và Tây giáp khu dân cư Trực Cát, phía Bắc giáp làng cũ Cát Bi. Ngôi đình làng Cát Khê là nơi thờ các vị Thành hoàng có công với nước, với làng nằm ở khu vực phía Tây khu dân cư. Ban đầu dựng còn đơn sơ mái tranh, tường đất, tọa lạc ở phía Đông làng nay ngôi đình đã được nhân dân địa phương tu bổ, tôn tạo ngày một khang trang, tố hảo, trở thành một công trình kiến trúc văn hóa bề thế.
Tràng Cát, một vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng. Nơi đây còn bảo lưu nhiều di sản giá trị như đền - chùa Trực Cát, đình Lương Khê, đình Cát Khê, đình Cát Bi. Chưa rõ tên Cát Bi xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết rằng sách Việt Sử lược đời Trần đã chép về vùng này như sau: Năm Mậu Tuất, Long Thụy Thái Bình thứ năm (1058), mùa thu tháng 9, vua ngự ra cửa biển Ba Lộ, nhân đó cho xây dựng tháp Đồ Sơn. Theo các dịch giả suy đoán, Ba Lộ lúc đó chính là cửa biển gần địa phận khu dân cư Cát Bi, Tràng Cát ngày nay.
Chùa xưa tên Bà Ni Tự, sau đổi Hoa Linh Tự, thường gọi là chùa Vẽ, tọa lạc ở đường Đà Nẵng, phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Mặt chùa hướng Đông Nam.
Địa danh Trực Cát mang sẵn truyền thống lịch sử Bạch Đằng gắn liền với tên tuổi, chiến công của Đức Ngô Vương, chỉ đánh một trận đã dẹp tan đạo quân xâm lược phương Bắc trên vùng biển Đông Bắc mở ra vận hội mới cho vận mệnh của dân tộc sau hơn mười thế kỷ dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Di tích Đền - Chùa Trực Cát nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 13,5 km về phía Đông Nam.
Đức Ngô Vương Quyền sinh năm 898 tại Đường Lâm nay thuộc Sơn Tây (Hà Nội). Ông là con rể và là gia tướng của Dương Đình Nghệ. Khi tên bán nước Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền đem quân từ Ái Châu (Thanh Hóa) về Tổng Binh diệt Kiều Công Tiễn, rồi chỉ huy kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán. Trận Bạch Đằng năm 938 thắng lợi đã mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của nước ta.