ĐÌNH TRẠM BẠC VÀ LĂNG MỘ NGÀI TỊ TỔ HỌ NGUYỄN ĐÌNH, NGUYỄN KHOA, THÔN TRẠM BẠC, XÃ LÊ LỢI, HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH TRẠM BẠC VÀ LĂNG MỘ NGÀI TỊ TỔ HỌ NGUYỄN ĐÌNH, NGUYỄN KHOA, THÔN TRẠM BẠC, XÃ LÊ LỢI, HUYỆN AN DƯƠNG

Trạm Bạc nơi dân cư đến sinh cơ, lập nghiệp muộn nhất vào thời Lý-Trần, thế kỷ XI-XIII và được ổn định vào thời Lê-Mạc thế kỷ XVI. Bởi làng thờ Thành hoàng là Đoàn Thượng, danh tướng thời Lý, thế kỷ XII-XIII. Trong bia đá ghi chép về việc trùng tu quán cầu Tiên Nghênh, dựng năm 1718 có ghi nhân dân xã Trạm Bạc, huyện An Dương công đức tiền để trùng tu cây cầu.


Di tích Khối Huyện

MIẾU LƯƠNG QUY, THÔN LƯƠNG QUY, XÃ LÊ LỢI, HUYỆN AN DƯƠNG

MIẾU LƯƠNG QUY, THÔN LƯƠNG QUY, XÃ LÊ LỢI, HUYỆN AN DƯƠNG

Miếu Lương Quy thuộc thôn Lương Quy, xã Lê Lợi. Tên gọi ngôi miếu mang ngay tên địa danh làng Lương Quy, nơi cộng đồng dân cư đã xây dựng lên nó. Miếu Lương Quy được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2004.


Di tích Khối Huyện

ĐÀN THIỆN PHƯƠNG LƯU, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN

ĐÀN THIỆN PHƯƠNG LƯU, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN

Phường Đông Hải 1 là một trong những nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử văn hóa với những dấu ấn tín ngưỡng, kiến trúc độc đáo tiêu biểu. Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố Đàn Thiện Phương Lưu là một trong những nơi linh thiêng đó.


Di tích Khối Quận

ĐÌNH PHƯƠNG LƯU, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN

ĐÌNH PHƯƠNG LƯU, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN

Đình Phương Lưu được xây dựng trên mảnh đất làng quê có bề dầy lịch sử với nhiều di tích văn hóa đó là Làng Vĩnh Lưu xưa, nay gồm 6 TDP Phương Lưu, phường Đông Hải 1, quận Hải An, Hải Phòng. Đình Phương Lưu được tổ tiên các dòng họ làng Vĩnh Lưu xưa  khởi công xây dựng từ năm 1705 của thế kỉ 18 trên một gò đất cao ở giữa làng quay hướng Tây Nam. Đến năm 1720 Đình Phương Lưu được xây dựng hoàn chỉnh, quy mô kiến trúc khá bề thế, bố cục hình chữ “đinh” gồm 5 gian tiền tế và 2 gian hậu cung, phía trước Đình có hồ nước và xung quanh khuôn viên có nhiều cây cổ thụ


Di tích Khối Quận

PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN

PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN

Thánh Mẫu Liễu Hạnh Công chúa là một trong những vị thần chủ, quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Theo truyền thuyết trong dân gian Việt Nam, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh được xếp vào hàng “Tứ bất tử” (Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Chúa Liễu). Người đã được các triều đại phong kiến từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn cấp nhiều Sắc phong, tấn phong mẫu là “Mẫu nghi thiên hạ tức là Mẹ của muôn dân” và được nhân dân tôn thờ.


Di tích Khối Quận

MIẾU PHƯƠNG LƯU, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI, QUẬN HẢI AN

MIẾU PHƯƠNG LƯU, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI, QUẬN HẢI AN

Đức Vương Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Mậu Ngọ (năm 898) ở ấp Đường Lâm, Ba Vì, Hà Nội. Là con trai của Thứ sử Ngô Mân, một hào trưởng lớn ở địa phương lúc đó. Ông được sinh ra và lớn lên trên vùng đất quê hương có truyền thống anh hùng. Được sự rèn dạy của cha, Ngô Quyền đã sớm tỏ rõ chí khí phi thường của một trang nam nhi tuấn kiệt; vốn có thân thể cường tráng, trí tuệ sáng suốt, lại thường xuyên luyện tập võ nghệ, trau dồi văn chương, nên tiếng tăm của ông đã lan xa khắp các vùng.


Di tích Khối Quận

DI TÍCH LỊCH SỬ: PHÒNG HỌC SỐ 4 – TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH KHAI, QUẬN LÊ CHÂN

DI TÍCH LỊCH SỬ: PHÒNG HỌC SỐ 4 – TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH KHAI, QUẬN LÊ CHÂN

Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nằm trên con phố nhỏ Lê Chân. Theo dòng thời gian gần một thể kỉ, ngôi trường được xây dựng theo kiến trúc châu Âu vẫn còn giữ được vẹn nguyên những nét cổ kính. Dấu ấn lịch sử đậm nét nhất là vào đêm 20 rạng ngày 21 tháng 10 năm 1946, chiến hạm Đuymông Đuyếcvin đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đoàn Chính phủ Việt Nam cập bến Ngự - Cảng Hải Phòng sau một chuyến công tác dài trên đất Pháp. Đó là 2 ngày và mãi mãi khắc ghi trong trái tim đồng bảo Hải Phòng lần đầu tiên được thấy vị lãnh tụ dân tộc.


Di tích Khối Quận

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ CẤP QUỐC GIA ĐỀN PHÚ XÁ

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ CẤP QUỐC GIA ĐỀN PHÚ XÁ

Người Việt Nam có câu “Tháng Tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” vì vậy dù có đi đâu, làm gì thì những con người Việt Nam cũng luôn dành thời gian quay trở về với tấm lòng thành kính đến dâng hương lên bàn thờ cha, mẹ. Nằm soi bóng nghiêng nghiêng bên hồ bán nguyệt với những hàng cây toả bóng lên mặt hồ tạo lên vẻ linh thiêng, cổ kính – đó là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia Đền Phú Xá, phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.


Di tích Khối Quận

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ CẤP THÀNH PHỐ  MIẾU THƯỢNG ĐOẠN XÁ

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ CẤP THÀNH PHỐ MIẾU THƯỢNG ĐOẠN XÁ

Miếu Thượng Đoạn Xá do nhân dân 02 làng Thượng Đoạn và Đoạn Xá xưa xây dựng lên. Nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh, tín ngưỡng cổ truyền mang đậm kiến trúc của ngôi Đình làng Bắc Bộ. Xưa kia Miếu mang tên nôm là Đình Gianh (tức ngôi đình mái lợp bằng lá gianh). Theo dữ liệu để lại Đình Gianh được xây dựng vào thời điểm làng Đoạn Xá, tổng Hạ Đoạn cùng các làng xã khác trong vùng đón nhận các sắc phong của các vị Vua nhà Nguyễn ban cho các vị Thần Hoàng của làng.


Di tích Khối Quận

MIẾU CÂY SANH, PHƯỜNG TRÀNG CÁT, QUẬN HẢI AN

MIẾU CÂY SANH, PHƯỜNG TRÀNG CÁT, QUẬN HẢI AN

Miếu cây sanh cũng giống như Đình Cát Bi, Đình Lương Khê, đình Cát Khê, đình Đình Vũ, đền – chùa Trực Cát là công trình tâm linh, tín ngưỡng mang nhiều giá trị lịch sử, là nơi linh thiêng người dân địa phương tôn thờ Đức Vương Ngô Quyền, người đã có những đóng góp to lớn vào truyền thống lịch sử của dân tộc. Với chiến công đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Miếu cây Sanh cũng là nơi lưu giữ và chứng kiến những tội ác to lớn của thực dân Pháp, đồng thời khắc ghi tinh thần đấu tranh của nhân dân địa phương và các chiến sĩ yêu nước cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.


Di tích Khối Quận

MIẾU - CHÙA XÂM BỒ, PHƯỜNG NAM HẢI, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

MIẾU - CHÙA XÂM BỒ, PHƯỜNG NAM HẢI, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Miếu – chùa Xâm Bồ là hai trong số những công trình kiến trúc có lịch sử lâu đời thuộc phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Miếu là nơi thờ anh hùng dân tộc Ngô Quyền – ông tổ trung hưng của dân tộc Việt Nam, người có công lớn làm nên chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938, đánh tan quân Nam Hán, mở đầu kỷ nguyên độc lập dân tộc và phối thờ Tứ dương hầu Phạm Tử Nghi, một nhân vật kiệt xuất của Vương triều Mạc thế kỷ 16, thuộc làng Vĩnh Niệm, quận Lê Chân,; còn chùa là nơi thờ phật.


Di tích Khối Quận

Thong ke