ĐỀN KHA LÂM, QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ĐỀN KHA LÂM, QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Làng Kha Lâm vốn là nơi sơn thủy hữu tình, phía Bắc là dãy đồi Thiên Văn thơ mộng, phía Nam tiếp giáp vùng sông nước mênh mang. Thế đất nơi đây ví như Long chầu, Hổ phục, nơi địa linh sinh nhân kiệt. Tự hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc, mảnh đất Kha Lâm thời Trần cũng đã sớm xuất hiện những tên tuổi lớn. Đó là Chiêu Chinh Công Chúa và 4 vị tướng người làng Kha Lâm: Trần Nhội, Nguyễn Thiên Lộc, Nguyễn Danh Bình, Nguyễn Mẫn có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên lần thứ 2 và 3.


Di tích Khối Quận

ĐÌNH KIỀU SƠN, PHƯỜNG ĐẰNG LÂM, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ĐÌNH KIỀU SƠN, PHƯỜNG ĐẰNG LÂM, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Đình Kiều Sơn tọa lạc trên nền đất cũ phố Kiều Sơn, tại một khu đất cao ráo ở phía Tây Bắc của phường Đằng Lâm, với khuôn viên rộng và thoáng, có diện tích hơn 2000m2, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về phía Đông Nam.


Di tích Khối Quận

ĐÌNH THƯ TRUNG, PHƯỜNG ĐẰNG LÂM, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ĐÌNH THƯ TRUNG, PHƯỜNG ĐẰNG LÂM, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Đình Thư Trung, phường Đằng Lâm, Quận Hải An có lịch sử hình thành từ lâu đời (thế kỷ 18), gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất, con người nơi đây. Đình tọa lạc tại phố An Trung, phường Đằng Lâm, Quận Hải An, thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km


Di tích Khối Quận

CHÙA PHẢ AM, THÔN XUÂN ÚC, XÃ THUẬN THIÊN, HUYỆN KIẾN THỤY

CHÙA PHẢ AM, THÔN XUÂN ÚC, XÃ THUẬN THIÊN, HUYỆN KIẾN THỤY

Di tích chùa Phả Am thôn Xuân Úc được xây dựng ở làng Xuân Úc, xã Thuận Thiên. Từ Kiến An, rẽ trái vào đường liên huyện 405 qua địa phận xã An Thái, huyện An Lão đi chừng 2 km sẽ tới chùa Phả Am thôn Xuân Úc.


Di tích Khối Huyện

CHÙA LINH ỨNG, THÔN KIM ĐỚI, XÃ HỮU BẰNG, HUYỆN KIẾN THỤY

CHÙA LINH ỨNG, THÔN KIM ĐỚI, XÃ HỮU BẰNG, HUYỆN KIẾN THỤY

Sử xưa truyền lại, nước Việt ta truyền từ thời Hồng bàng đến nay đã mấy ngàn năm. Vận nuóc khi thịnh khi suy nhưng truyền thống Tiên Rồng luôn sáng ngời sử sách. Quật cường trước cường quyền, bạo lực nhưng rất nhân hậu thuỷ chung. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, đến khi Thái Tổ Lý Công Uẩn dời đô về Đại La nước Việt ta bước sang một trang sử mới.

Di tích Khối Huyện

ĐỀN TÂY SƠN, PHƯỜNG TRẦN THÀNH NGỌ, QUẬN KIẾN AN

ĐỀN TÂY SƠN, PHƯỜNG TRẦN THÀNH NGỌ, QUẬN KIẾN AN

Đền Tây Sơn thờ đức bà Chiêu Chinh công chúa đời Trần, đền được xây dựng từ thế kỷ 13 đời nhà Trần, được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 983 ngày 4/8/1992 của Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể Thao, với diện tích 1521.8m2, nằm trong khu vực danh thắng đồi Thiên Văn.

Di tích Khối Quận

MIẾU QUAN ĐỀ TẢO, XÃ TÚ SƠN, HUYỆN KIẾN THỤY

MIẾU QUAN ĐỀ TẢO, XÃ TÚ SƠN, HUYỆN KIẾN THỤY

Miếu quan Đề Tảo thờ quan Đề đốc Võ Tảo, làng Nãi Sơn, xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

Di tích Khối Huyện

ĐÌNH TRỰC CÁT, PHƯỜNG VĨNH NIỆM, QUẬN LÊ CHÂN

ĐÌNH TRỰC CÁT, PHƯỜNG VĨNH NIỆM, QUẬN LÊ CHÂN

Trong hệ thống các di tích tôn thờ đức Ngô Vương Quyền ở Hải Phòng có đình Trực Cát, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân. Ngày nay, đình Trực Cát đã được phục dựng trên cơ sở những tư liệu, hiện vật được sưu tầm, lưu giữ tại di tích. Điều đó thể hiện sự biết ơn sâu sắc của các tầng lớp, các thế hệ người dân nơi đây đối với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 nói chung và lòng thành kính đối với đức Ngô Vương Quyền nói riêng.

Ngoài tôn thờ vị thành hoàng là Đức Ngô Vương, di tích còn thờ phối Đức Thánh Phạm Tử Nghi (Đức Thánh Niệm).

Di tích Khối Quận

DI TÍCH ĐỀN THỜ TIẾN SĨ, NHÀ THƠ YÊU NƯỚC LÊ KHẮC CẨN

DI TÍCH ĐỀN THỜ TIẾN SĨ, NHÀ THƠ YÊU NƯỚC LÊ KHẮC CẨN

Đền thờ tiến sĩ, nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn là một công trình kiến trúc văn hoá, tín ngưỡng quan trọng của dòng tộc họ Lê thôn Hạnh Thị nói riêng và nhân dân xã An Thọ, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng nói chung. Đền là không gian để tưởng niệm và tôn thờ vị Song nguyên Hoàng giáp duy nhất của thành phố Hải Phòng trong suốt thời Nguyễn (thế kỷ XIX, XX)

Di tích Khối Huyện

CHÙA TRÚC AM, XÃ DU LỄ, HUYỆN KIẾN THỤY

CHÙA TRÚC AM, XÃ DU LỄ, HUYỆN KIẾN THỤY

Chùa Trúc Am được hình thành từ năm 1582 tại xã Du Lễ, xưa là làng Du Lễ thuộc xã Kiến Quốc. Năm 2004, làng Du Lễ tách ra từ xã Kiến Quốc để thành lập xã Du Lễ. Chùa vốn có lịch sử hình thành từ khi có trang Du Lễ, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của vị công chúa triều Trần, tên gọi Quỳnh Trân khi được vua Trần cho về vùng đất này giúp dân các xã Ngũ Phúc, Tú Đôi, Du Lễ khai hoang lập ấp. Công chúa Quỳnh Trân đã xây dựng lên chùa Trúc Am (tên chữ là Trúc Am tự) để thờ Phật.


Di tích Khối Huyện

MIẾU ĐOÀI, XÃ DU LỄ, HUYỆN KIẾN THỤY

MIẾU ĐOÀI, XÃ DU LỄ, HUYỆN KIẾN THỤY

Miếu Đoài là di tích lịch sử được xây dựng và tọa lạc trên vùng đất thuộc xã Du Lễ.

Di tích Khối Huyện

ĐÌNH LÀNG DU LỄ, XÃ DU LỄ, HUYỆN KIẾN THỤY

ĐÌNH LÀNG DU LỄ, XÃ DU LỄ, HUYỆN KIẾN THỤY

Theo thần tích Ngọc Phả của làng Du Lễ, cuốn sách Kiến Thụy xưa và nay xuất bản năm 2009 và cuốn sách Du Lễ xưa và nay xuất bản năm 2017 đã khẳng định. Đình làng Du Lễ đã có từ thời Vua Gia Long thứ 14 năm 1815 và đã trải qua 207 năm. Đại đình của làng có quy mô rất lớn, phía trước của Đình là khoảng 6 sào ao trên 2160 m2 hình bán nguyệt, có xây bờ kè đá xung quanh gần như ôm lấy cả khu đất Đình làng tạo thành thế tụ thủy thu nước từ hướng Tốn giao hội với nội minh đường và ngoại minh đường.


Di tích Khối Huyện

Thong ke