CHÙA CAO HẢI, XÃ TÂN LIÊN, HUYỆN VĨNH BẢO

06 04 2023

in trang

Đình - chùa Cao Hải được mang chính tên của địa phương, thuộc thôn Cao Hải xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng ngoài ra chùa Cao Hải có tên chữ là Chân Phúc Tự .


     Qua nguồn tư liệu mà ban quản lý di tích địa phương cung cấp cho bảo tàng Hải Phòng như:

-Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, cuốn sách do nhà xuất bản khoa học xã hội in năm 1991. Cuồn sách do Viện Ngiên cứu hán nôm biên soạn

-Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng trang 62 xuất bản năm 1998 của hội đồng lịch sử Hải Phòng

      Được biết 4 vị thành hoàng làng Cao Hải là vị thiên thần có thần hiệu chung là hiển ứng đại vương gồm: Uy Công , Dũng Công, Hoàng Công và Lược Công. Cả 4 vị không rõ ngày sinh, ngày hóa chỉ biết ngày xuất hiện 12/11. Tương truyền khi hai bà Trưng đem quân đi đánh Tô Định đến trang Cao Hải thấy 4 người đội mũ, mặc áo đợi đón ở ngã ba đường, tự xưng là thiên thần xin theo giúp quân đánh giặc, sau lên ngôi vua. Hai bà phong cho 4 vị là phúc thần dân bản trang Cao Hải lập bàn thờ tôn làm thành hoàng. Cả 4 ngài dân làng thờ ngai và bài vị. Hiện di tích còn lưu được 5 sắc phong của các triều Nguyễn

       *Đạo sắc 1 ghi ngày 10/11/1853 ( đời vua Tự Đức thứ 6)

       *Đạo sắc 2 ghi ngày 24/11/1880 ( đời vua Tự Đức thứ 33)

       *Đạo sắc 3 phong tặng ngày 01/07/1887 ( đời vua Đồng Khánh thứ 2)

       *Đạo sắc 4 phong tặng ngày 10/08/1910 ( đời vua Duy Tân thứ 3)

       *Đạo sắc 5 phong tặng ngày 25/07/1924 ( đời vua Khải Định thứ 9 )

Đồ thờ tự trong đình có cuốn thư cổ được chạm khắc đẹp treo ở gian trung tâm đình. Trong cuốn thư ghi một bài thơ chữ Hán ca ngợi chiến công của 4 vị thành Hoàng .

Đình chùa Cao Hải mặt chính đều quay hướng tây nơi có đồng lúa ( nay khu công nghệ vin Eco) thuộc xã Tân Liên có đoạn quốc lộ 10 từ Hải Phòng – Kiến An qua huyện Vĩnh Bảo

 Đình thôn Cao Hải thiết kế kiểu chữ Đinh gồm: 3 gian tiền đường và một gian hậu cung. Kết cấu hai vì nóc mái kiểu: kẻ chồng – giá chiêng. Tiền đường gồm 4 vì gỗ, có 4 cột trong một vì, chịu lực cho bộ khung gỗ là một khung gía chiêng, đỡ đôi rường cụt, đặt so le cùng đấu gỗ, tạo dáng hình cánh sen, liên kết với một đầu vát, chữ triện đỡ đôi hoành thứ nhất Thanh rường thứ hai và 3 tạo dáng hình con thú ( nét tạo thô và to ) đỡ đôi hoành gỗ thứ 2 và 3.

Cùng chung khuôn viên thoáng rộng của ngôi đình, còn có ngôi chùa thờ phật, mang tên chữ : Chân phúc Tự được khôi phục theo kỹ thuật và vật liệu mới trước đây, chùa thờ phật nguyên ở khu vực trường học của xã bấy giờ. Nay do quá trình khôi phục, quy tập hiện vật cũ của ngôi chùa như; 1 tháp sư Tổ : 3 bia đá hậu Phật bia ký : ghi danh sách cá nhân có lòng hảo Tâm quyên cúng vào ngôi chùa ở vị trí cũ.

    + Bia hậu phật bia ký của chùa chữ môn, mòn mờ nhiều điểm hoa văn khắc trên trán và diểm bía còn nhận biết thuộc giai đoạn Nguyễn, đầu thế kỷ 19

    Số lượng tượng phật cũ của ngôi chùa thôn Cao Hải, xã tân Liên còn lại không nhiều, chỉ còn 2 trong 3 pho tượng của bộ tam thế, pho Thích ca sơ sinh và tượng mẫu. Số lượng tượng phật còn lại của ngôi chùa đang được tu chỉnh bổ sung.

Đình chùa Cao Hải – xã Tân Liên – huyện Vĩnh Bảo là những công trình văn hóa cổ trên mảnh đất có bề dày trên 2.000 năm lịch sử . Đình chùa còn bảo lưu một số hiện vật, đồ thờ tự bằng gỗ, đá kim loại sắc phong mang phong cách nghệ thuật Nguyễn như ngai án , bài vị , bia đá , chuông đồng , đại tự kiểu cuốn thư. Đây là công trình có vị trí quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền của địa phương, đồng thời chứng minh cho truyền thống yêu nước  chống ngoại xâm  của nhân dân thôn Cao Hải xã Tân Liên có tác dụng giáo dục đối với thế hệ trẻ hôm nay.

Với những giá trị về văn hóa và lịch sử năm 2002 Đình – Chùa Cao Hải được UBND thành phố Hải Phòng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

 

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke