ĐÌNH VÀ CHÙA HÀM DƯƠNG, XÃ HÒA BÌNH, HUYỆN VĨNH BẢO

06 04 2023

in trang

1. Tên Điểm du lịch: Di tích lưu niệm sự kiện lịch sử kháng chiến Đình và Chùa Hàm Dương, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. 2. Địa chỉ: Thôn 4, làng Hàm Dương (Nay là thôn Tây Hàm Dương), xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.


 

A. ĐÌNH HÀM DƯƠNG

1. Lịch sử di tích và nguồn gốc nhân vật được thờ.

Lịch sử di tích: Các tư liêu như bia ký ghi chép về đình Hàm Dương được xây dựng lừ bao giờ đến nay đã hoàn toàn bị thất truyổn. Theo trí nhớ của dân làng, đình Hàm Dương đã trải qua nhiồu lần di chuyển vị trí. Cho đến thời Lê, khoảng giữa thế kỷ 18, thì đình làng được chuyến đến vị trí hiên nay. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy thêm được lài liệu nào ghi chép rằng đình này được xây dựng vào thờ Lê thế kỷ 18 cả. Nhưng khi nghiên cứu vổ những kết cấu kiến trúc hiện còn, đình Hàm Dương mang dấu ấn của phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn khá rõ nét. Theo nhữ các thiết chế văn hoá cổ truyền của làng Hàm Dương trước năm 1945, ngôi đình đảm đương chức năng là ngôi nhà chung của cả cộng đồng làng xã. Đồng thời ở một khía cạnh khác đình làng còn là nơi thực hiện quyền lực của chính quyền làng xã dưới thời phong kiến. Nhưng sau cách mạng tháng 8 năm 1945, đình làng đã trở lại đảm đương chức năng của tín ngưỡng bản địa và là nơi sinh hoạt văn hoá truyổn thống của người dân. Lịch sử nhân vật được thờ: Các tư liệu là những vãn bản gốc như thần lích, sắc phong ghi chép vổ các nhân vật được thờ tại đình Hàm Dương, xã Hoà Bình, huyện Vĩnh Bảo đến nay đã không còn. Tư liệu lưu trữ tại Bảo Tàng Hải Phòng chỉ thấy một bản chữ Hán chép tay sao lại nhưng không ghi rõ là sao ở đâu. Tuy nhiên các nguồn tư liệu đã được khảo sát đều thống nhất về việc đình Hàm Dương là nơi tôn thờ 4 nhân vật lịch sử sau đây.

1- Đinh Không Đại Vương: Người có công gúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp  loạn 12 sứ quân.

2- Đông Hải Đại Vương ( tức Đoàn Thượng) sinh ngày 19/7 hoá ngày 15/8. Ông là người khởi binh đánh lại nhà Trần đổ khôi phục nhà Lý hổi đầu thế kỉ XIII.

3- Tây Hải Đại Vương: Người Đoan Xá huyện Kiến Thuỵ làm quan đời nhà Lý có công dẹp giục biển là Ưng Thiên. Sau mất ờ làng Hàm Dương, được nhân dân lập đình thờ.

4-Nguyễn Thị Mạc, hiệu là Tả Phụ Đại Vương Nguyên Phi theo vua di đánh giặc ( không rõ thời nào) đến làng Hàm Dương thì mấl và cũng được lạp miếu thờ tại đây.

Trước năm 1945, các vị thần liêu trên được thờ tại các miếu riêng của làng Hàm Dương. Trong kháng chiến chống Pháp, các miếu này đều tiêu thổ kháng chiến. Sau hoà bình lập lại, dân làng đã rước về thờ chung tại đình làng. Có thể vì nguyên nhân này mà các văn bản là thần tích và sắc phong đã bị thất lạc.

 

2. Khảo tả di tích:

Theo trí nhớ của dân làng, từ ngày khởi dựng cho đốn cuối những năm 1970, đình Hàm Dương là 1 công trình kiến trúc cổ có quy mô hoàn chỉnh với kiến trúc thường thấy ở huyện Vĩnh Bảo là mô típ liền Nhất hậu Đinh. Tức toà tiền đường là 1 kiến trúc kép gồm 2 toà với 7 gian ở cung ngoài, 5 gian ờ cung giữa liền nhau theo kiểu trùng thềm điệp ốc và hậu cung 3 gian lạo thành cung chuôi vồ. Nhưng đến nay chí còn lại duy nhất loà trung đường mà thôi. Điều đáng tiếc là ngôi đình vẫn còn tổn lại nguyên vẹn trong kháng chiến chống Pháp. Mãi đến những năm 1976 - 1977, do thiếu gỗ làm trường học làng đã cho dỡ toà tiền đường phái ngoài lấy gỗ làm trường học. Toà hậu cung khi làm đường giao thông cũng đã cho dỡ bỏ để giải phóng mặt bằng.

Phần còn lại của Đình Hàm Dương hiện nay là 1 kết cấu kiến trúc hình chữ Nhất (tức toà trung đường của ngôi đình cũ) Quan sát từ phía ngoài thì thấy mái lợp ngói ta 2 lớp đã rêu phong khá cố kính. 2 đầu bờ mái đắp con kím mang dáng dấp rồng cách điệu ngậm bờ nóc. Tường hồi xây kiểu bít đốc. Qua 5 gian cửa làm theo lối “ Thượng song hạ bản” là bước vào bên trong của ngôi đình. Toàn bô hệ thống chịu lực gồm các cột cái, cột quân, xà thượng, xà hạ, bảy hiên, cốn ... được làm hoàn toàn bằng gỗ lim. Bộ vì nóc mái làm theo kiểu chồng rường giá chiêng. Nối 2 đầu cột cái là 1 câu đầu dẹt. Trên lưng thanh rường làm theo kiểu cánh cung bụng lợn tạo thành khung giá chiêng. 2 đầu đỡ đôi hoành mái thứ nhất. Trên cùng là 1 dép gỗ hình thuyền đội thượng lương (tức xà nóc). Từ lưng cột trốn là 1 thanh chồng rường. Một đầu ăn mái thứ 2. Thanh chồng rường thứ 2 ngồi trên lưng câu đầu đỡ đôi hoành mái thứ 3. Các chi tiết kiến trúc trên đều được trạm khắc công phu, đường nét sâu nông đều rất mềm mại tạo nên những hình tượng cách điều là các hoa lá thiêng. Phía dưới câu đấu là 2 đầu dư trạm khắc hình đầu lóng ăn mộng kiểu hàm én vào đầu cột cái. Đuôi đầu dư đỡ dôi hoành mái thứ 4.

Vì dưới (hay còn gọi là vì nách, vì cốn trang trí) được tạo thành bởi thanh kẻ ngang. 1 đầu ăn mộng vào cột cái, đầu kia đứng trôn đỉnh cột quân. Trên lưng kẻ là 1 ván gỗ khoét lõm đỡ các đôi hoành mái hình tròn thứ 5-6-7. Hai mặt của ván gỗ là mảng trang trí đicu khắc nghệ thuật the hiện theo phong cách chạm bong hình các đề tài tứ linh (long, ly, quy, phượng) hay các hình tượng như rùa đội lá sen, cá chép hoá rồng, rất sinh động. Đỉnh cột quân nâng đỡ bảy hiên xuôi theo chiều dốc mặt mái thân bảy cũng thể hiện điêu khắc các hình tượng như: lão trúc hoá long. Mặt ngoài khắc chìm chữ Thọ, trên lưng đỡ diềm lá mái.

Vì đây là toà trung đường của ngôi đình nôn các bộ phận kiến trúc làm theo thuyết đăng đối trong ngoài, trên dưới. Chín vì gỗ dược làm với kích thước, hình dáng khá giống nhau. Do có quy mô khá lớn liên không gian kiến trúc của đình Hàm Dương khá đậm đặc với lớp lớp các bộ vì, cột chạy xuôi bảy gian của ngôi đình cùng các mảng trang trí điêu khắc cầu kỳ theo các đề tài truyền thống, tạo nên 1 không gian riêng biệt chi có ở các nơi tôn thờ thành hoàng làng.

Niên đại đình Hàm Dương: Nếu chỉ quan sát và biết đến bố cục kiến trúc hiện còn, sẽ có nhiều người cho rằng đây là ngôi đình có niên đại lừ rất sớm khi chiếu theo sự phát triển của kiến trúc đình làng Việt Nam với khởi thuỷ đầu tiên là bố cục kiểu chữ Nhất. Nhưng kết quả nghiên cứu khảo sát lại hiện trường cũng như đối chiếu các nguồn tư liêu có liên quan, đình Hàm Dương xã Hòa Bình huyện Vĩnh Bảo chắc chắn có niên đại khởi dựng vào thời Nguyễn cuối thế kỉ XIX. Theo các thông tin đã cung cấp thì khi còn nguyên vẹn đình Hàm Dương có bố cục kiến trúc tiền Nhất hậu Đinh, tức là kiến trúc kép của toà tiền đường kiểu trùng thềm điệp ốc và vì mái vỏ cua ở phái sau chí thấy xuất hiện sớm nhất vào thời Nguyễn mà nơi tham chiếu rõ nét nhất là Cố Đô Huế.

Dấu ấn để lại rõ nét nhất khẳng định đình Hàm Dương được tạo dựng vào thời Nguyễn là đôi dòng chữ Hán còn lưu lại trôn 2 câu đầu của gian trung tâm. Đó là Thành Thái Đinh Dậu tạo” và “Bảo Đại trùng tu”. Tức đình Hàm Dương được tạo dựng vào đời vua Thành Thái năm 1817 và trùng tu, sửa chữa vào đời vua Bảo Đại năm 1941.

 

B. CHÙA HÀM DƯƠNG

Chùa Hàm Dương nằm ngay sau ngôi đình, bên kia con đường liên thôn. Theo các tư liệu, chùa được xây dựng vào khoảng thời Nguyễn, thế kỷ XIX, quy mô vừa phải. Hiện tại kiến trúc chùa bố cục kiểu chữ Đinh truyền thống với 3 gian tiền đường, 2 gian Phật điện với đầy đủ các pho tượng Phật, nhang án và các đồ trần thiết khác. Cùng với ngôi Đình và Chùa đã tạo thành cụm di tích hoàn chỉnh với tư cách là những thiết chế văn hóa cổ truyền không thể thiếu, phản ánh những nét bản sắc văn hóa của cộng đồng dân cư làng Hàm Dương xã Hòa Bình trong lịch sử.

 

C. NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN DIỄN RA TẠI DI TÍCH

Xã Hoà bình là mội trong những địa phương của huyện Vĩnh Bảo sớm có phong trào đấu tranh cách mạng, trong những năm trước khi Đảng cộng sản Việt nam được thành lập, tại xã Hoà Bình đã có chi bộ Việt Nam Quốc dân Đảng hoạt động ở Ngãi Am. Do vậy, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân địa phương đã diễn ra sôi nổi. Tiốư biểu là cuộc đấu tranh chống lại việc đo đất sa bồi của một số quan lại hàng lính (Hải Dương). Đậc biệt là sau ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, các cuộc đấu tranh theo khuynh hướng vô sản đã diến ra một cách rõ nét và có tổ chức dưới các hình thức hội như Ái hữu, Tương tế.. .nên đã thu hút được khá đông nhân dân tham gia. Ngày 8/8/1938, những chi bộ cộng sản đầu tiên của các xã thuộc huyện Vĩnh Bảo đã được thành lập và trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh trong toàn huyện. Trong giai đoạn cách mạng 1939-1945, căn cứ sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và của Thành uỷ Hải Phòng, Mặt trận Viột Minh của xã Hoà Bình được thành lập. Với sự hoạt động khôn khéo, các tổ chức đoàn thể ở đây đã phát triển mạnh, vận động nhân dân tham gia việc không nộp thóc cho Nhật, phá kho thóc Nhật chia cho người nghèo.

Trong không khí của những ngày cách mạng tháng tám năm 1945 trong phạm vi cả nước, ngày 20/8/12945, khởi nghĩa giành chính quyền của huyện Vĩnh Bảo thắng lợi. Đến ngày 22/8/1945, Ban cán sự Việt Minh huyện đã cử ông Nguyên Đức Dần, Phạm Đình Hàm, Lê Văn Hiếu về Hoà Bình tuyên bố xoá bỏ chính quyền cũ, thành lập chính quyền lâm thời. Toàn bộ hoạt động này được tiến hành tại đình Hàm Dương. Trong không khí phấn khởi được trở thành công dân của một nước độc lập, có quyền lự do, nhân dân xã Hoà Bình đã nô nức kéo về đình Hàm Dương tổ chức mít tinh chào đón sự ra đời của chính quyền mới. Sau khi chính quyền lâm thời xã được thành lập, đình Hàm Dương đã trở thành trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền mới cho đến ngày toàn quốc kháng chiến.

Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Đình và Chùa Hàm Dương là nơi các lực lượng như du kích, bộ đội địa phương lấy làm dịa điểm tập trung huấn luyện quân sự. Thời gian từ 1946 đến 1950, trong điều kiện Vĩnh Bảo vẫn còn là một vùng tự do nên đình Hàm Dương trong thời gian này đã tổ chức đón nhận các cơ quan của chính quyền cách mạng Hải Kiến về Hoà Bình để xây dựng căn cứ kháng chiến.

Ngày 8/2/1950, thực dân Pháp đánh chiếm huyện Vĩnh Bảo. Tháng 3/1950, địch đã càn quét chiếm đóng xã Hoà Bình và lập ra chính quyền tay sai tề ngụy, xây dựng các bốt dõng trong loàn bộ các thôn thuộc xã. Thực dân Pháp và tay sai đã tăng cường lùng sục, càn quét, bắt bớ, tù đày và giết hại các cán bộ kháng chiến, dân quân du kích đang hoạt động tại địa phương, lung lạc, làm giảm lòng tin của nhân dân vào cuộc kháng chiến do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Song với lòng tin son sắt, cán bộ và nhân dân xã Hoà Bình vẫn duy trì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược vói phương châm là giữ vững cơ sở, tích cực vận dộng nhân dân giúp đỡ cán bộ, bộ đội, tuyên truyền vận động binh lính địch rời bỏ vũ khí về với cuộc kháng chiến  của nhân đân. Bên cạnh đó, xã đã tổ chức nhiều trận đánh chống càn, phá đồn bốt tề ngụy, làm cho địch phải chùn bước, rút khỏi làng xã. Trong thời gian từ giữa năm 1950 đến đầu năm 1952, xã Hoà Bình đã cơ bản phá xong hệ thống tề ngụy của địch. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ làng xã và đánh phá đồn bốt tề ngụy, đình và chùa Hàm Dương là nơi chứng kiến nhiều trận đánh tiêu biểu. Nhất là trận ngày 14/4/1952, địch đã tổ chức một trung đội lính dõng từ Nam Am bất ngờ tập kích bao vây đình Hàm Dương, nơi bảo an quân (Thực chất là dân quân du kích giả danh bảo an quân). Lúc này đã nhá nhem tối, trong đình chỉ còn 7 chiến sỹ du kích do đồng chí Hoàng Văn Khuynh chỉ huy. Các chiến sỹ của ta đã bám trụ kiên cường, giữ vững trận địa, quân địch không sao chiếm được đình làng Hàm Dương, phải rút lui về bốt Nam Am. Sau khi hệ thống đồn bốt của tề ngụy được xây dựng tại Hàm Dương bị ta triệt phá hoàn toàn, cuối năm 1952, đình Hàm Dương được lấy làm địa điểm dạy và học của trường phổ thông cấp 1 xã Hoà Bình. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đình Hàm Dương liếp tục phát huy vai trò là chỗ dựa của cộng đồng . Trong đó có một thời gian xí nghiệp thảm len Hàng Kênh đã được đình Hàm Dương đón nhận làm địa điểm duy trì sản xuất trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đến năm 1972 được chuyển thành địa điểm đón nhận thương binh từ chiến trường B về điều trị, an dưỡng tại địa phương.

3. Sinh hoạt văn hoá và lễ hội truyền thống.

Cũng như các di tích lịch sử vãn hoá trong các làng xã Việt Nam, đình đền, chùa, miếu bao giờ cũng đảm đương chức năng cơ băn của nó. Đó là nơi tôn thờ các vị thần thành hoàng làng, những người có công với làng với nước, được tôn vinh thờ phụng. Ngoài ra, gắn vời các di lích thuộc loại hình nay, bao giờ cũng là các sinh hoạt văn hóa truyền thống và tổ chức lễ hội cổ truyền. Sinh hoạt văn hóa và lễ hội truyền thống Đình, Chùa làng Hàm Dương, xã Hòa Bình diễn ra vào ngày 15/2 âm lịch hàng năm. Các nghi lễ và trò chơi dân gian diễn ra trong khuôn viên di tích. Vào những ngày này, mọi người thường tập trung về làng cùng nhau sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc. Đồng thời ôn lại kỷ niệm về những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp, về những đóng góp và hy sinh của mọi người dân trong cộng đồng.

Như một nét đẹp văn hóa truyền thống, lễ hội tại Đình và Chùa làng Hàm Dương xã Hòa Bình luôn duy trì được những thuần phong, mỹ tục, có tác dụng động viên mọi người cùng nhau đoàn kết, xây dựng quê hương, xóm làng thêm giàu đẹp.

4. Giá trị của di tích

Mặc dù không còn nguyên vẹn quy mô ngày khởi dựng, song với phần kiến trúc gỗ hiện còn, Đình và Chùa Hàm Dương xã Hoà Bình đã tự khẳng định được những giá trị vật chất của mình. Đó là hệ thống mang đậm dấu ấn của phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tại đây, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng các mảng trang trí với lối điêu khắc cầu kỳ, tinh xảo theo các đề tài dân gian truyền thống hết sức sinh động.

Không chỉ đơn thuần là những giá trị vật chất hiện còn được gìn giữ, Đình và Chùa Hàm Dương còn là một trong những địa điểm cụ thể ghi nhận những sự kiện lịch sử cách mạng và kháng chiến rất quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Đó là nơi ghi nhận sự thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 bằng sự ra đời của Uỷ ban cách mạng lâm thời xã và ngay sau đó đã trở thành trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền cách mạng mới. Trong kháng chiến chống Pháp, di tích tiếp tục phát huy vai trò là địa điểm quy tụ nhân dân và các lực lượng vũ trang tiến hành cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lược và sự chiếm đóng của thực dân Pháp.

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke