ĐÌNH TRUNG THANH LANG, XÃ AN THÁI, HUYỆN AN LÃO

27 03 2023

in trang

Đình Trung Thanh Lang (hay còn gọi là đình Chợ May) tọa lạc cạnh chợ của hàng Tổng nên ngôi đình này còn là ngôi nhà chung của Tổng Đại Phương Lang xưa. Đình thờ nhân vật lịch sử là Thượng thư Phạm Đình Trọng làm quan dưới triều Hậu Lê thế kỷ thứ 18 và vị phúc thần Phạm Viết Cầu sống ở thời Nguyễn, đời vua Gia Long.


Ngài Phạm Đình Trọng quê ở xã Khinh Giao, huyện Giáp Sơn, trấn Hải Dương (nay là xã An Hưng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng). Sinh năm 1914, đời vua Lê Vĩnh Thịnh thứ 10. Thuở nhỏ, ông nổi tiếng thông minh, học đâu nhớ đấy. Năm 1939 đời vua Lê Vĩnh Hựu thứ 5, Phạm Đình Trọng thi đỗ Đệ tam giáp tiến sỹ. Năm 1740, niên hiệu Cảnh Hưng được phong chức Hàn Lâm hiệu thảo, Giám sát ngự sử. Tháng 8 di kinh lý ở huyện Kim Thành bắt được tướng giặc Quận Gió, phài về triều đình được tặng thưởng 300 quan tiền. Năm 1741, được phong làm Hiệp đồng kiêm phòng Ngự sử, sau lập công lại được phong làm Công bộ hữu thị lang. Cũng vào những năm này, đất nước lâm vào cảnh mất mùa đói kém, loạn lạc nổi lên ở khắp nơi. Trong dó có cuộc khởi nghĩa nông dân khá nổi liếng lúc bấy giờ do Nguyễn Hữu Cầu, người làng Lôi Động, huyên Thanh Hà, Hải Dương khởi xướng chống lại triều đình, được nhân dân ở nhiều nơi đồng bằng Bắc Bộ hưởng ứng. Trước tình hình nguy cấp, triều đình vua Lê chúa Trịnh đã cử Phạm Đình Trọng làm Thống lĩnh Bình khấu Đại tướng quân được quyền điều động quân ở 4 trấn là Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Nam và An Quảng đi đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu. Các tư liêu đã có ghi chép về cuộc đấu trí, đấu lực giữa Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng mang đậm nét dã sử. Đến năm 1750, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 1, Nguyễn Hữu Cầu bị Phạm Đình Trọng bắt ở vùng núi hiểm trở Hoàng Mai, thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1751, vua Lê Cảnh Hưng thứ 12 giao Phạm Đình Trọng vào làm Trấn thủ Nghệ An kiêm đốc xuất châu Bố Chính (nay là tỉnh Quảng Bình). Trong thòi gian làm Trấn thủ Nghệ An, Phạm Đình Trọng đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ được nhân dân yêu mến, triều đình khen thưởng và trọng dụng. Tháng giêng năm 1754, Phạm Đình Trọng bị Đỗ Thế Giai gièm pha nên chúa Trịnh nghi ngờ đã ép ông uống thuốc độc tự tử tại Nghệ An, ông mất năm 41 tuổi. Là một trọng thần của triều đình nên khi Phạm Đình Trọng mất vua Lê - chúa Trịnh đã cho rước thi hài ông từ Nghệ An về quê hương là làng Khinh Dao, mai táng trọng the, cho lập miếu, ban sắc phong làm thượng đẳng phúc thần.

Ngài Phạm Viết Cầu – vị phúc thần sống ở thời Nguyễn, đời vua Gia Long, có công chiêu mộ nhân dân địa phương, khai khẩn đất hoang, chia đất cho dân làng lập ra chợ May, xây dựng nhiều cầu cống giúp nhân dân đi lại thuận tiện. Hiện ở đây vẫn còn lưu truyền câu chuyện về “Điền công thất lý” để ca ngợi công lao của Phạm Viết Cầu. Vì vậy, sau khi ông mất, nhân dân địa phương đã phối thờ tại đình Chợ May.

Đình được khởi dựng vào thế kỷ XVIII, bằng gỗ lim nguyên cây, trang trí điêu khắc tinh xảo, lớn vào bậc nhất hàng tổng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, dân làng thực hiện dỡ đình để không cho địch đóng bốt, hạn chế các cuộc càn quét của địch. Đến năm 1996, đình được xây dựng lại và trùng tu, tôn tạo vào các năm 1996, 2005 theo lối kiến trúc cổ kim. Hàng năm từ ngày 12 - 14/02 (âm lịch) tại Trung Thanh Lang, chính quyền và nhân dân tổ chức lễ hội truyền thống, trong lễ hội có phần rước Thành hoàng từ miếu về đình long trọng, tổ chức giao lưu văn nghệ và nhiều trò chơi như: đấu cờ, đấu vật, chọi gà, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông... Lễ hội truyền thống tại đình là dịp để tất cả người dân thôn Trung Thanh Lang đang sinh sống trên mọi miền đất nước trở về tụ họp phước cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn, làm phong phú thêm đời sống văn hóa ở làng xã, bảo tồn di sản văn hóa tinh thần của dân tộc.

Đình Trung Thanh Lang được xếp hạng là “Di tích lịch sử kháng chiến” cấp thành phố theo Quyết định số 178/QĐ-UBND ngày 28/01/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke