ĐÌNH, CHÙA ĐÌNH NGỌ - XÃ HỒNG PHONG - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH, CHÙA ĐÌNH NGỌ - XÃ HỒNG PHONG - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Ngọ (亭 午),theo Hán tự có nghĩa mở rộng là quê hương to lớn và đường hoàng. Con người có mặt khai điền, mở địa ở Đình Ngọ từ thời Lý Trần, thế kỷ XII - XIII, bởi vào triều Trần đã có Ngài tiến sĩ Phạm Đại Liêu dạy học ở nơi đây, sau này ông là Thành hoàng làng Đình Ngọ. Theo những tư liệu địa phương còn lưu giữ được tại di tích và sách “Từ điển bách khoa địa danh  Hải  Phòng”,  xuất  bản  năm 1998,  đình làng Đình Ngọ thờ Thành hoàng là Ngài Phạm Đại Liêu có hiệu là Phạm Liêu Quý Ban. Ông sinh ở làng Tiên Sa (xã Hồng Thái, An Dương), ông đỗ Tiến sĩ vào thời Trần, làm quan đến chức Tả thị lang và có công đánh giặc Chiêm Thành. Sau khi về trí sĩ, ông đến làng Đình Ngọ, lập trường dạy học, giúp dân làm ăn. Đến thời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) mang quân đánh đuổi giặc xâm lược Minh, được ông báo mộng giúp. Phạm Đại Liêu cũng được thờ ở làng Tiên Sa cùng huyện và hai làng có giao hiếu với nhau.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH ĐÔNG - XÃ ĐẠI BẢN - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH ĐÔNG - XÃ ĐẠI BẢN - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Đông thuộc thôn, làng văn hóa Đại Đồng, xã Đại Bản, huyện  An Dương, thành phố Hải Phòng. Đại Đồng là thôn cổ, trước kia là thôn của xã Vụ Nông. Đình Đông nằm ở phía đông làng Vụ Nông, nên mang tên gọi như vậy. Ngôi đình được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2015.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH NƯỚC - XÃ ĐẠI BẢN - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH NƯỚC - XÃ ĐẠI BẢN - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Nước, thuộc thôn Vụ Nông, xã Đại Bản. Đình Nước trước kia của xã Vụ Nông, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn. Theo các bậc cao niên của làng Vụ Nông, tên gọi đình Nước bởi thời xưa nhà nước cho tiền xây dựng. Đình còn có tên gọi khác là đình Năm Dân, vì là đình của cộng đồng năm xã trong tổng Vụ Nông về tế lễ, phụng thờ, năm xã gồm: Vụ Nông, Lực Nông, Xuyên Đông, An Phú và Tiên Nông. Tên của ngôi đình mang tính đặc biệt, độc đáo, trong hệ thống các ngôi đình trong thành phố Hải Phòng. Tên đình gợi mở cho du khách ấn tượng và sự mong muốn tìm tòi, khám phá về lịch sử ngôi đình Nước ở huyện An Dương. Đình Nước được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2011. 


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH AN HỒNG PHÚC, THÔN THUẦN TỴ, XÃ AN HỒNG, HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH AN HỒNG PHÚC, THÔN THUẦN TỴ, XÃ AN HỒNG, HUYỆN AN DƯƠNG

Đình  An  Hồng  Phúc  thuộc  thôn  Thuần  Tỵ,  xã  An  Hồng,  huyện  An Dương. Tên của ngôi đình được đặt khi phục dựng lại đình năm 2015. Vì cả xã An Hồng hiện nay chỉ có một đình nên người dân đã lấy tên của xã và thêm chữ phúc, thể hiện ước mong, khát vọng đình được xây dựng sẽ mang hạnh phúc đến cho nhân dân toàn xã, để đặt tên đình. Đình An Hồng Phúc được xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố năm 2018.


Di tích Khối Huyện

ĐỀN VUA LINH - XÃ AN HỒNG - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐỀN VUA LINH - XÃ AN HỒNG - HUYỆN AN DƯƠNG

Di tích đền Vua Linh thuộc làng Song Mai cổ, nay thuộc xóm Ngô Hùng, thôn Song Mai, xã An Hồng, huyện An Dương. (Ngô Hùng là vị liệt sĩ người quê hương Song Mai, hy sinh trong kháng chiến chống Pháp). Có thể vị thánh được thờ tại đền rất được tôn kính và nổi tiếng linh thiêng, một bậc Đại Vương, nên được người dân địa phương gọi bằng tên như vậy (Vua Linh).

 


Di tích Khối Huyện

ĐỀN VUA BÀ, XÃ AN HỒNG, HUYỆN AN DƯƠNG

ĐỀN VUA BÀ, XÃ AN HỒNG, HUYỆN AN DƯƠNG

Đền Vua Bà thuộc thôn Thuần Tỵ, xã An Hồng. Trước đây, di tích còn có tên là miếu Vua Bà. Song đền Vua Bà vẫn là tên thường dùng và phổ biến của cộng đồng dân cư trong, ngoài địa phương. Đền Vua Bà thờ vị nữ thần, dân gian tôn là bậc thánh mẫu. Các vị thần, thánh thường được sắc phong là Đại Vương. Chữ Vương theo ngữ nghĩa và cách hiểu dân gian được coi như vua, nên vị thánh mẫu ở đền được người dân gọi là Vua Bà. Cách gọi này của địa phương đối với đền Vua Linh thờ Đức thánh Phạm Tử Nghi, cùng trong xã An Hồng và nhiều nơi khác cũng tương tự như vậy.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH THƯỢNG - XÃ NAM SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH THƯỢNG - XÃ NAM SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Thượng thuộc làng Lương Quán, xã Nam Sơn. Làng Lương Quán có hai ngôi đình: đình Nam và đình Thượng, gọi là đình Thượng bởi trước đây đình của giáp Thượng. Trước năm 1945, xã Lương Quán có bốn ngôi đình của bốn giáp, đình giáp Thượng, đình giáp Trung, đình giáp Nam và đình giáp Nguyên. Đình giáp Nguyên thờ ba vị Thành hoàng (Nguyễn Trung Thành, Cống Lang và Phạm Tử Nghi); đình giáp Thượng thờ Ngài Nguyễn Trung Thành; đình giáp Nam thờ Ngài Phạm Tử Nghi; đình giáp Nguyên thờ Ngài Vũ Cống Lang. 


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH VẬT CÁCH HẠ - XÃ NAM SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH VẬT CÁCH HẠ - XÃ NAM SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Vật Cách Hạ, thuộc thôn Vật Cách Hạ, xã Nam Sơn, mang tên chính địa danh nơi cộng đồng dân cư đã sản sinh ra nó. Đình Vật Cách Hạ được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2014. Vật Cách Hạ (物格下), theo Hán tự có nghĩa: vùng đất ở phía dưới có mọi vật chuẩn mực, hợp lẽ. Theo các tư liệu lịch sử của địa phương, làng Vật Cách Hạ được chia tách thành xã riêng từ làng Vật Cách. Đình làng Vật Cách Thượng thờ vị Thành hoàng Nguyễn Trung Thành. 


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH MỸ TRANH, XÃ NAM SƠN, HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH MỸ TRANH, XÃ NAM SƠN, HUYỆN AN DƯƠNG

Mỹ Tranh (靡争), theo Hán tự với ý nghĩa mở rộng là quê hương của những người sống thuận hòa cùng nhau. Mỹ Tranh là vùng đất cổ, có con người sinh cơ lập nghiệp từ thời đầu Công nguyên. Theo bản thần tích của làng Mỹ Tranh, trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, địa phương là nơi gắn với sự nghiệp, võ công của Ngài Vũ Mãn Lang. Ngài là thanh nữ mang nghĩa binh tham gia khởi nghĩa, sau này Ngài làm Thành hoàng làng Mỹ Tranh. Tuy nhiên do binh lửa chiến tranh, thiên tai hoành hành, nên việc người dân đến định cư rồi lại di chuyển đi nơi khác, có thể diễn ra nhiều lần ở vùng đất Mỹ Tranh. Đến thời Lý - Trần, dân cư ở Mỹ Tranh mới ổn định dần thành trang ấp, làng xã.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH NAM, XÃ NAM SƠN, HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH NAM, XÃ NAM SƠN, HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Nam, còn gọi là đình Lương Quán, thuộc thôn Lương Quán, xã Nam Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Đình Nam, tức là đình ở phía Nam của làng Lương Quán trước đây, cũng là cách gọi để phân biệt giữa các đình trong cùng một làng. Do trước đây làng Lương Quán có ba đình: đình Trung, đình Thượng và đình Nam.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH CHÙA CỐNG MỸ - XÃ NAM SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH CHÙA CỐNG MỸ - XÃ NAM SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình, chùa Cống Mỹ thuộc thôn Cống Mỹ, xã Nam Sơn. Ngôi đình và chùa mang chính địa danh nơi cộng đồng đã sản sinh ra nó, đó chính là Cống Mỹ. Đình, chùa Cống Mỹ được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng từ năm 2007.


Di tích Khối Huyện

ĐỀN KIỀU ĐÔNG - XÃ HỒNG THÁI - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐỀN KIỀU ĐÔNG - XÃ HỒNG THÁI - HUYỆN AN DƯƠNG

Kiều Đông xa xưa là xã Điều Yêu Đông, thuộc huyện An Dương, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Kiều Yêu Đông (喬夭東), theo Hán tự có nghĩa là vùng đất cao, đẹp ở phía Đông. Kiều Yêu (喬東), theo Hán tự có nghĩa là vùng đất cao ở phía Đông. Vùng đất Kiều Đông, có con người đến sinh cơ lập nghiệp từ thời Lý, thế kỷ XI - XII, bởi thời Trần, trang Kiều Đông đã phát triển đông đúc, trù phú, nên mới sinh ra tướng quân Hoàng Công Thản, sau này làm Thành hoàng của làng.


Di tích Khối Huyện

Thong ke