ĐÌNH QUỲNH HOÀNG - XÃ NAM SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH QUỲNH HOÀNG - XÃ NAM SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Quỳnh Hoàng thuộc thôn Quỳnh Hoàng, xã Nam Sơn, ngôi đình được mang chính tên địa danh nơi cộng đồng dân cư sản sinh ra nó, đó là Quỳnh Hoàng. Đình Quỳnh Hoàng được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1992.


Di tích Khối Huyện

MIẾU LỤC KIỀU BÁT XÃ - XÃ HỒNG THÁI - HUYỆN AN DƯƠNG

MIẾU LỤC KIỀU BÁT XÃ - XÃ HỒNG THÁI - HUYỆN AN DƯƠNG

Miếu Lục Kiều bát xã thuộc thôn Đào Yêu, xã Hồng Thái. Miếu được tạo dựng để thờ phụng hai anh em: Bùi Xuân Hùng, Bùi Xuân Hổ, người địa phương, đỗ Thái học sinh triều Trần (đời sau gọi là Tiến sĩ). Miếu sau này được các vị Nho học tôn vinh là Văn miếu của tổng, để thờ phối các vị tiên Nho, tiên hiền của tổng Kiều Yêu. Đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa, thực hành giáo dục về Nho học của 8 xã, trong đó có 6 làng có tên Kiều, nên có tên gọi như trên. Sáu làng, cũng là 6 xã có tên Kiều gồm: Nhu Kiều, Kiều Thượng, Kiều Hạ, Kiều Trung, Kiều Yêu, Kiều Đông cùng với 2 xã còn lại là Hy Tái, Tiên Sa. Miếu Lục Kiều bát xã còn được gọi là miếu Đào Yêu, hay miếu Quan Nghè, tên gọi gắn với địa danh và công danh của hai vị Tiến sĩ họ Bùi nêu trên. Miếu Lục Kiều bát xã được xếp hạng là di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2020. 


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH, CHÙA DO NHA – XÃ TÂN TIẾN - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH, CHÙA DO NHA – XÃ TÂN TIẾN - HUYỆN AN DƯƠNG

Làng Do Nha (由牙) theo nghĩa bóng của Hán tự là quê hương sang quý. Làng còn có tên Nôm là làng Ngà, bởi vậy ở nơi đây còn có các địa danh cổ gắn với tên Nôm của làng như: Cống Ngà (cống bắc qua kênh dẫn thủy nhập điền), chợ Ngà, quán Ngà... Làng Do Nha được hình thành muộn nhất vào thời Tiền Lê, thế kỷ X, vì theo các vị cao niên của họ Nguyễn, họ Đào làng Do Nha cho biết, khởi tổ của hai họ đến vùng đất này khai hoang lập nghiệp từ thời Tiền Lê, thế kỷ X. Thời Trần làng dân đông, trù phú, có ba vị tướng quân họ Nguyễn tham gia chiến dịch Bạch Đằng năm 1288. Trên trụ đá “Thiên đài thạch trụ”(天臺石柱),dựng niên hiệu


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH TRI YẾU – XÃ ĐẶNG CƯƠNG - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH TRI YẾU – XÃ ĐẶNG CƯƠNG - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Tri Yếu còn có tên là đình Đông, bởi trước đây làng Tri Yếu có ba thôn: thôn Đông, thôn Đoài và thôn Trung Nghĩa, riêng thôn Trung Nghĩa theo đạo Thiên chúa giáo, nên không có đình. Thôn Đông, Đoài đều có các công trình tâm linh tín ngưỡng đình, chùa, miếu. Thôn Đông được coi là thôn gốc, nên được giữ lại đình Đông. Trải qua thăng trầm của lịch sử đình, miếu của thôn Đoài đã bị hủy hoại. Đình Đông, ngôi đình duy nhất còn lại của làng Tri Yếu và trở thành tài sản chung của cộng đồng dân cư Tri Yếu, như chính khởi thủy khi mới hình thành ngôi đình này. 


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH ĐỒNG DỤ - XÃ ĐẶNG CƯƠNG - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH ĐỒNG DỤ - XÃ ĐẶNG CƯƠNG - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Đồng Dụ thuộc thôn Dân Hạnh, làng văn hóa Đồng Dụ, xã Đặng Cương. Đình mang chính tên địa phương nơi cộng đồng dân cư sinh ra nó, đó là Đồng Dụ. Ngôi đình nằm gần với ngôi chùa làng và trong khu vực trung tâm của làng Đồng Dụ. Đình Đồng Dụ được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1992.


Di tích Khối Huyện

MIẾU NAM - XÃ BẮC SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

MIẾU NAM - XÃ BẮC SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

Miếu Nam là tên gọi của địa phương sau này. Nguồn gốc di tích trước đây nguyên là ngôi đình của xã Hà Liễn thời xưa. Đình còn có tên chữ là đình Vạn Thọ, hiện nay đình thuộc thôn Hà Liễn, xã Bắc Sơn. Miếu Nam đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1990.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH RƯỚNG - XÃ BẮC SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH RƯỚNG - XÃ BẮC SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Rướng là một công trình kiến trúc văn hóa, tâm linh tín ngưỡng quan trọng của nhân dân làng Rướng, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, theo các vị cao niên trong làng, tên gọi của làng gắn liền với tên gọi hình thế đất khi xưa giống chiếc móc câu nên gọi nôm là Rướng. 


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH ĐỒNG GIỚI - THỊ TRẤN AN DƯƠNG - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH ĐỒNG GIỚI - THỊ TRẤN AN DƯƠNG - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Đồng Giới, công trình văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của làng Đồng Giới. Ngôi đình mang chính tên của làng, nơi cộng đồng cư dân xây dựng lên nó. Mặc dù qua sự thăng trầm của lịch sử, sự thay đổi về hành chính, cùng sự biến động theo đô thị hóa, nhưng ngôi đình hiện nay vẫn mang tên theo địa danh cổ xưa của làng Đồng Giới. Đình hiện nay ở tổ dân phố số 7, thị trấn An Dương, huyện An Dương. Đình Đồng Giới được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2013.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH KHINH DAO - XÃ AN HƯNG - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH KHINH DAO - XÃ AN HƯNG - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Khinh Dao là công trình kiến trúc nghệ thuật làm bằng vật liệu truyền thống cổ kính, hiện nay đang là ngôi đình bề thế có quy mô, kích thước to lớn nhất của huyện An Dương và cũng nằm trong tốp đầu những ngôi đình to đẹp của thành phố Hải Phòng. Đình Khinh Dao nằm trong quần thể những di tích gồm: Đình, đền Phạm Thượng Quận, chùa Cả của làng.


Di tích Khối Huyện

ĐỀN PHẠM THƯỢNG QUẬN, XÃ AN HƯNG, HUYỆN AN DƯƠNG

ĐỀN PHẠM THƯỢNG QUẬN, XÃ AN HƯNG, HUYỆN AN DƯƠNG

Đền thờ Phạm Thượng Quận thuộc làng Khinh Dao, xã An Hưng. Đền thờ Phạm Thượng Quận được gọi như vậy là bởi đền thờ vị thần họ Phạm, tức Ngài Phạm Đình Trọng, giữ chức Thượng thư Bộ Binh, tước Quận Công của triều đình. 


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH HOÀNG LÂU – XÃ HỒNG PHONG - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH HOÀNG LÂU – XÃ HỒNG PHONG - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Hoàng Lâu, thuộc thôn Hoàng Lâu, xã Hồng Phong, công trình văn hóa truyền thống được mang tên chính địa danh nơi quê hương đã sản sinh ra nó. Đình Hoàng Lâu được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2014.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH HỖ ĐÔNG - XÃ HỒNG PHONG - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH HỖ ĐÔNG - XÃ HỒNG PHONG - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Hỗ Đông, thuộc thôn Hỗ Đông, xã Hồng Phong. Ngôi đình mang chính tên làng quê, nơi cộng đồng dân cư đã sản sinh sinh ra nó. Đình Hỗ Đông nằm ở vị trí trung tâm của làng, cùng khuôn viên với hai ngôi miếu thờ thân mẫu và hai vị Thành hoàng làng. Đình Hỗ Đông được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2014.


Di tích Khối Huyện

Thong ke