ĐÌNH TỪ LÂM - NƠI THỜ VỊ TƯỚNG HOA DUY THÀNH

11 03 2023

in trang

Đình Từ Lâm còn gọi là Đình Cả, hay Đình Ngã Tư. Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật lớn còn khá nguyên vẹn, nằm trong vùng đất nổi tiếng về truyền thống văn hóa của Vĩnh Bảo. Đồng thời là công trình tưởng niệm, tôn thờ Hoa Duy Thành, một vị tướng có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ở thế kỉ XIII.

Cách trung tâm Thị trấn Vĩnh Bảo khoảng 6km về phía Tây Nam, tượng, múa rối cạn mà còn là nơi lưu giữ được khá nhiều di tích lịch sử quý giá như Đình Từ Lâm, Miếu Bảo Hà, Chùa Miễu...

Đình Từ Lâm còn gọi là Đình Cả, hay Đình Ngã Tư. Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật lớn còn khá nguyên vẹn, nằm trong vùng đất nổi tiếng về truyền thống văn hóa của Vĩnh Bảo. Đồng thời là công trình tưởng niệm, tôn thờ Hoa Duy Thành, một vị tướng có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ở thế kỉ XIII.

Theo Ngọc phả do Đông Các Đại học sĩ Nguyễn Bính Phụng soạn năm Hồng Phúc thứ Nhất 1572, lưu giữ tại Từ đường Hoa Duy Thành: Ông người trang Linh Động, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương nay là thôn Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Xuất thân trong một gia đình quan lại quý tộc có thế lực trong vùng, là người có thiên tư đĩnh đạc, học lực tinh thông, rất nhớ binh thư, am hiểu binh pháp, “văn võ song toàn”, ông được mọi người mến mộ.

Bấy giờ, nghe tin giặc Nguyên kéo sang xâm lược nước ta lần thứ hai (1285), Hoa Duy Thành tự bỏ tiền của chiêu mộ, huấn luyện quân sỹ. Khi triều đình mở khoa thi tuyển mộ tướng tài, ông là người đỗ đạt cao và trở thành vị tướng tâm phúc dưới quyền của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, đảm trách chỉ huy đội quân tinh nhuệ, hộ giá vua Trần rút khỏi vòng vầy của giặc từ vùng biển An Bang (Hải Phòng - Quảng Ninh) vào vùng Châu Ái (tức Thanh Hóa) an toàn theo kế sách của Hưng Đạo Đại Vương. Trong cuộc chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ III (1287- 1288), Hoa Duy Thành được lệnh đem quân bảo hộ phối hợp với các cánh quân truy kích địch trên sông Bạch Đằng, góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử dân tộc.

Trận chiến Bạch Đằng đại thắng. Đất nước trở lại thanh bình, Hoa Duy Thành trở về quê hương sinh sống, được nhà vua ban tặng trang Từ Đường. Sau khi ông mất, dân làng lập đền thờ ngay tại nơi xưa kia ông luyện tập binh mã. Đến đời Lê, đền Từ Đường được tu sửa trở thành đình Từ Đường và tôn ông làm Đương cảnh Thành Hoàng. Đời Khải Định, vì kiêng tên huý nhà vua, Từ Đường được đổi tên thành Từ Lâm như hiện nay.

Đình Từ Lâm là một trong những di tích đẹp có tiếng ở Vĩnh Bảo, kiến trúc theo kiểu chữ công gồm 5 gian tiền đường, một gian ống muống và ba gian hậu cung. Riêng tòa tiền đường còn giữ lại được khá nguyên vẹn cả về quy mô lẫn nghệ thuật kiến trúc ban đầu. Các bộ phận kiến trúc chính như: cột, xà, câu đầu... bằng gỗ lim khá lớn, kết cấu kiểu chồng rường giá chiêng. Tại câu đầu khắc chìm dòng chữ Hán ghi niên đại xây dựng đình, năm Quý Ngọ Bảo Đại thập bát niên (1943). Đầu dư hình rồng, dấu vết của ngôi đình cũ để lại, mang phong cách nghệ thuật thế kỉ XVII.

Trang trí kiến trúc của đình thể hiện khá công phu, tỉ mỉ. Hầu như ở tất cả các bộ phận của kiến trúc đều được chạm khắc đẹp. Các hình hoa lá cách điệu, các đề tài “tử linh, tứ quý” với các mô tuýp “lá hóa rồng”, “lão cúc hóa long”, “lão mai hóa phượng”, “nghê hí cầu”, “rùa đội lá sen”, “rồng cuốn thủy”... chạm nổi trên các thanh rường, câu đầu, bảy hiện, thật khéo léo, sinh động. Các bức cốn chạm tứ linh, hình phượng múa cầu kỳ, uyển chuyển và không lặp lại. Xà nách chạm bong kênh. Đề tài chủ yếu được thể hiện cảnh vật sau một cơn mưa mùa hạ, nước tràn trề với sống thủy ba cuồn cuộn, nồng cuốn thủy. cá, cua tung tăng bơi lội, rùa ngoi lên mặt nước, điểm xuyết một vài bông hoa sen òe nở; nghệ đùa giỡn, long mã, cá chép được đặc tả như thực, gợi cho ta một cảm giác tươi mát dễ chịu, thể hiện ước muốn của người xưa mura thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Trong đình còn lưu giữ được nhiều di vật với trình độ nghệ thuật cao, nổi bật như: sập gỗ, kiệu bát cống, cuốn thư, câu đối, sắc phong, nội dung ca ngợi ân đức của Hoa Duy Thành với non sông đất nước.

Ngày nay ở Đồng Minh, bên cạnh đình Từ Lâm còn có Tử đường Hoa Duy Thành, phần mộ nơi Ông hóa và cánh đồng Quân Thiềng, tương truyền là nơi xưa kia ông luyện tập binh sĩ. Các di tích này kết hợp với nhau tạo thành một cụm di tích lịch sử văn hóa hoàn chỉnh về Hoa Duy Thành ở địa phương cũng như của thành phố và trong cả nước. Hàng năm, vào ngày giỗ Hoa Duy Thành (16/2 âm lịch) nhân dân lại nô nức mở hội với nhiều nghi lê trang trọng, đặc biệt phần Hội ở đây thật phong phú, mang đậm sắc thái quê hương với các trò đấu vật, múa rối cạn, múa rối nước, cờ người... đã thu hút đông đảo nhân dân trong vùng về dự hội, thể hiện đời sống văn hóa, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Đình Từ Lâm được Nhà nước xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1991, là niềm tự hào của nhân dân địa phương, một di tích ghi dấu chiến công lẫy lừng của dân tộc, tô đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

Dân tộc ta tự hào bao nhiêu về Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải thì nhân dân Vĩnh Bảo tự hào bấy nhiêu về Hoa Duy Thành, người con của quê hương đã làm rạng rỡ truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm trên quê hương mình. Tên tuổi của Ông và di tích Đình Từ Lâm gắn liền với chiến thắng ba lần chống giặc Nguyên Mông của quân dân Đại Việt, sẽ còn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke