CHÙA MINH THỊ, XÃ TOÀN THẮNG, HUYỆN TIÊN LÃNG
Đền Vọng Hải hay còn được gọi là đền (Vọng Hải Linh Từ), tại TDP Ninh Hải 2, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng. Đền được xây dựng năm……, là nơi thờ cúng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Chùa Đại Vĩnh (Làng Văn hoá Lê Xá) thuộc xã Tú Sơn - huyện Kiến Thụy - thành phố Hải Phòng. Ngay từ xa xưa không nhớ rõ Triều đại, có tên là "Thảo Am Thiền Tự” nằm trong làng có tên là Hoa Phong Trang. Đời Lê Trung Hưng (Hiệu Vĩnh Tộ năm thứ 4, tức năm 1624) chùa được trùng tu lại lấy tên là Đại Vĩnh Thiền Tự. Sau tên làng đổi thành Lê Xá (theo văn bia). Chùa có diện tích nội tự hơn 4320m2, ruộng canh tác hơn 08 sào. Nội điền chùa có 5 gian, 2 gian hậu cung, 3 gian tiền đường, xây dựng theo lối chữ Đinh lợp ngói mũi, 3 gian cửa sổ thông thoáng. Các tượng phật như: Toà Tam Thân, Toà Quan Âm, Toà Ngọc Hoàng, Nam Tào Bắc Đẩu, Tượng Hộ Pháp, Thánh Công, Thánh Mẫu ...
Trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có một địa danh sông núi Việt Nam đã trở thành biểu tượng thiêng liêng gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của người anh hùng dân tộc, đó là khu di tích lịch sử văn hóa Từ Lương Xâm- đại bản doanh trong trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 của Đức vương Ngô Quyền, tọa lạc trên địa bàn phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Từ Lương Xâm là một trong ba “linh từ”nổi tiếng của quận Hải An, được suy tôn là “Từ Cả”- nơi đứng đầu phụng thờ Đức Vương Ngô Quyền, là chứng tích lịch sử còn lưu giữ lại về một trận Bạch Đằng giang “vang dội đến nghìn thu” với nhiều giá trị lịch sử lớn lao để lại cho hậu thế ngày nay.
Đình Quy Tức phường Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng thờ thành hoàng làng Chiêu Hoa công chúa sinh năm 1256, con vua Trần Thánh Tông.
Đình Vật Cách Thượng, thuộc thôn Vật Cách Thượng, xã Nam Sơn. Đình Vật Cách Thượng cũng như bao ngôi đình ở làng, xã người Việt là nơi để dân làng tinh tuyển, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương. Đình Vật Cách Thượng mang chính tên địa phương nơi cộng đồng đã sản sinh ra nó, được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2014.
Đình làng Xuân Đài, xã Trường Thọ, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng là một công trình kiến trúc cổ, có quy mô bề thế, mặt bằng sử dụng rộng rãi, bao gồm nhiều tòa ngang, dãy học khác nhau: Như đình trong nơi thờ các vị thành hoàng và 4 vị á thần đứng đầu 4 dòng họ có công đầu khai lập mảnh đất Xuân Đài.
Tại khu vực Dư Hàng - Hàng Kênh hiện nay đã được nâng cấp chuyển đổi cơ cấu hành chính từ xã, huyện lên cấp Phường, Quận. Tại khu vực này còn bảo lưu một số công trình di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng đã được xếp hạng cấp Quốc Gia và Thành phố, tiêu biểu như: đình Dư Hàng, chùa Dư Hàng, đình Hàng Kênh. Đặc biệt tại làng Hàng Kênh đã có di tích cơ quan bí mật Thành uỷ Hải Phòng, đóng tại nhà bà Đặng Thị Sáu từ năm 1937 đến năm 1939. Đây là di tích lịch sử cách mạng còn tương đối nguyên vẹn của Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng thời kỳ đấu tranh cách mạng (1936 - 1939). Cùng với sự chuyển biến chung của đời sống kinh tế - chính trị của nhân dân thành phố Cảng, những công trình di tích là đình, đền, chùa, miếu được nhân dân bảo vệ theo luật di sản văn hoá, tại địa bàn phường Dư Hàng Kênh - quận Lê Chân hiện nay sẽ là những điểm nhấn quan trọng làm phong phú cho công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở đây.
Trước năm 1986 thuộc làng Thường Sơn (trước năm 1988 là Đường Sơn) xã Thủy Đường. Chùa hiện nay thuộc địa phận thị trấn Núi Đèo. Đây là một trong những danh lam cổ tự được xây dựng từ rất sớm ở huyện Thủy Nguyên.
Đền Tạ Ngoại nằm tại Thôn Tạ Ngoại, xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Đây là di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố (được công nhận năm 2012).
Đình Nghĩa Lộ tọa lạc trên cùng một dải đất của Làng Sò, thuộc tổng An Khoái, huyện Hoa Phong, phủ Hải Đông, nay thuộc thôn Minh Tân, xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Đình được xây dựng niên đại thế kỷ 20. Đình thờ Thành hoàng làng: Hùng Sơn - Đông Hải Đại Vương; Nam Hải Đại Vương.
Đình Đại Trang, xã Bát Trang được nhân dân xây dựng vào cuối thế kỷ XVI. Đình Đại Trang trong thời kỳ giành chính quyền và trong kháng chiến chống pháp, là nơi tập trung của dân quân du kích, sau đình có đám đất cao, dân quân đào hầm bí mật để ẩn. Một số đồng chí đã từng làm việc ở đây như đồng chí Phan An, Khóa Nam, các đồng chí là những người dạy võ cho dân quân du kích làng…