MIẾU - CHÙA HẠ ĐOẠN - THỜ ĐỨC VƯƠNG NGÔ QUYỀN
Đền Tam Kỳ từ lâu đã là công trình tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương và của cả thành phố Hải Phòng; Đền là nơi tôn thờ các vị thần có công lao với đất nước, với nhân dân, đồng thời đền còn là không gian tổ chức các dịp sự lệ liên quan đến các ngài hàng năm cho nên đền có giá trị văn hoá tâm linh sâu sắc.
Từ Trung tâm huyện Vĩnh Bảo, theo quốc lộ 10 khoảng 7km về phía Đông, tới sát chân cầu Quý Cao, rẽ tay phải khoảng 500m ta bắt gặp ngôi miếu cổ có tên gọi miếu Lác, thuộc thôn Quý Xuyên Nội, xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo. Miếu nằm ngoài đê, soi mình xuống dòng sông Luộc quanh năm nước chảy hiền hòa.
Miếu Ngà thuộc thôn Liễu Kinh, xã Việt Tiến, huyện Vĩnh Bảo. Đây là một làng cổ, tên gọi là Kênh Trang. Đến thời Lê, được đổi thành Liễu Kinh, tên nôm là Làng Ngà. Tên Ngà còn được gắn với các công trình văn hóa, tín ngưỡng ở địa phương như: chợ Ngà, chùa Ngà, miếu Ngà.
Tam Đa là xã nằm phía Nam huyện Vĩnh Bảo được thành lập vào năm 1946 trên cơ sở hợp nhất 3 xã: Lễ Hợp, Đông Quất, Kinh Trì của tổng Can Trì xưa. Theo các bậc trưởng lão địa phương, tên chữ Tam Đa được rút chọn từ điền tích “ Tam Đa Chúc Thọ”, mong muốn cho quê hương luôn là mảnh đất đa phúc, đa lộc và đa thọ. Tam Đa hiện gồm 7 thôn, thôn nào trước kia cũng có những công trình kiến trúc to, đẹp như: đình, chùa, miếu… Song do chiến tranh và thiên nhiên tàn phá, đến nay duy nhất chỉ có đình Lễ Hợp còn tương đối nguyên vẹn, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc Gia năm 1994.
Chùa Đồng Quan, tên chữ là Bảo Quang Tự, thuộc xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, được xây dựng từ trước năm 1572, đời Mạc Mậu Hợp - vị vua thứ 5 của vương triều Mạc.
Miếu Hạ Lũng thuộc phường Đằng Hải, quận Hải An là môt trong nhiều di tích nằm ở hạ lưu sông Bạch Đằng và nằm trong hệ thống các công trình kiến trúc nghệ thuật cổ mà nhân dân các làng xã cổ Hải Phòng xây dựng nên để ghi nhớ chiến công đánh giặc của đức vương Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Lương Xâm bảo tồn và lưu giữ những dấu ấn lịch sử anh hùng của dân tộc ta. Đó là chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền chỉ huy. Đình Lương Xâm xây dựng từ sau khi Ngô Vương qua đời, trải qua nhiều lần tôn tạo, trùng tu lần cuối thời Lê Trung Hưng thế kỷ 18.