CUNG ĐÌNH LÀNG PHÁC XUYÊN

12 11 2024

in trang

Trong văn bản hành chính cách trung tâm huyện lỵ 700m về phía tây nam trục đường 354.

          Địa giới tự nhiên, phía bắc giáp Thị trấn Tiên Lãng, phía nam giáp xã Đoàn Lập. Có hơn 400 hộ và 2.000 nhân khẩu, tuyệt đại đa số dân tộc kinh. Tôn giáo phần đông là đạo phật, một số ít theo đạo Thiên chúa từ nơi khác chuyển đến định cư.

                                                                                                   

( Đình, miếu làng Phác Xuyên )

          Làng Phác Xuyên trong quá trình hình thành và phát tiển, trong lịch sử đã ghi nhận Phác Xuyên là một làng cổ ở đồng bằng bắc bộ. Sưa có tiên là Giáp Trung thuộc Cá lộ thôn, sau đổi là Phác Xuyên Trang, sử sách đã ghi là Phác Chân, rồi sau đó đổi tên là Phác Xuyên thuộc tổng Phú Kê huyện Tiên Lãng tỉnh Kiến An.

I. Sau cách mạng tháng tám làng Phác Xuyên thộc xã Bạch Đằng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng.

Dân làng Phác Xuyên có truyền thống yêu nước và nền văn hoá lâu đời, từ 45 năm sau công nguyên làng Phác Xuyên đã có 5 ông anh em hộ Trương đi phù bà Trưng đánh giặc Tô Định.

          Theo thần phả ghi về 5 anh vị đại vương, công thần triều Trưng nữ vương : (bản chính ở bộ lễ quốc triều).

          Khi ấy các ông nghe tin có hịch thỉnh mời các anh tài hào kiệt, nên mấy anh em đã chọn trong bản trang mỗi hộ tộc mấy người làm gia thần thủ túc cộng tất cả được 36 người.

          Ngay từ đầu hôm ấy các ông cùng gia thần tiến thẳng đồn bà Trưng bái yết. Đồn đóng quân tại cửa sông Hát môn, bà Trưng thấy các ông cùng binh sỹ ai lấy đều rất nghiêm trang giáo mác tinh nhuệ, bà rất vui mừng nói rằng “ông trời là vua của ta, đã sinh ra nhiều bậc hiền tài giúp nước’’.

          Ngay ngày hôm đó Trưng thị lập trang đàn cầu đảo thiên địa, bách thần để nhờ vào sức mạnh âm phù. Bà khấn: Thiếp chỉ là kẻ nữ lưu, đau lòng khi nghĩ đến sinh dân đau khổ. Nay có người nước khác hộ Tô, tên Định là kẻ tham tàn bạo ngược, quen thói chó dê, hà khắc hại dân, thiếp thẹn vì là con cháu của vua Hùng triều trước, làm sao có thể thờ 3 được. Kính xin thên địa âm phù cho bọn thiếp: Khấn xong lập tức chia ra các ngả đường. Thuyền ngựa cùng tiến như sấm ran, khi bên bờ sông quân thuỷ bộ cùng tiến như chớp giật, làm trấn động hàng trăm dặm.

          Đội quân đi đến đâu thì thể nhử trên trời rơi xuống, phá tân hết đám gỗ hủ mục, thế tựa chẻ tre, quân ta tiến thẳng đến thành của Tô Định, đại phá một trận, quân Tô Định đại bại, bỏ chạy về bắc Quốc.

          Thế là bà Trưng chiếm được 65 thành trì, thu phục toàn bộ đất nước, tự lập làm vua, phong các em gái Nhị Nương làm bình khôi công chúa, phong 5 ông giữ chức cai quản toàn bộ đất nước trấn giữ các vùng cửa sông. Bà mở yến tiệc khao thưởng quân sỹ, nam thần nữ tướng các cấp khác nhau. Từ đó gội nhuần ơn thánh, ưu ốc hoàng thiên khói hương thờ phụng, thật là duyên may. Quân thần hợp đức, thiên hạ thái bình, muôn dân được ấm no ca hát, bốn bể cùng hưởng niềm vui.

          Trưng Vương thấy anh em ông có công nhiều nên đã  ban cho thiết việt, những mong tốt đẹp mãi mãi cùng đất nước. Khi ấy 5 ông hành biểu tâu với Trưng Vương rằng. Nay đất nước vô sự, thiên hạ thái bình anh em thần xin được trở về bản quán lễ vọng phần mộ cha mẹ. Nhà vua cho phép 5 anh em.

          Từ đó 5 ông trở về bản trang chia bản trang thành 5 điếm, ở 5 chỗ riêng biệt gọi là ngũ phương đặt tên là đông tây nam bắc và trung, đều là 5 điểm ranh giới rõ ràng đâu đấy. Họ mở yến tiệc, khao thưởng quân sỹ, triệu nhân dân ở 5 điếm ở bản trang đến dự yến ẩm, tập trung tại cung trung. Dân ở 5 điếm được ban lãnh 10 hốt vàng nhà vua ban cho. Từ đó 5 ông được thoả trí, chu du khắp thiên hạ, ngắm cảnh núi sông, cứ đến ngày sóc vọng thì lại về yết kiến chưa bao giờ dám lơ là.

          Bỗng nhiên hôm ấy trên trời có một đám mây ngũ sắc bao trùm lên 5 ông ngồi, mây đen u ám các ông cùng hoá ngay hôn ấy là ngày 10 tháng 10 mỗi ông hoá một chỗ riêng. Được một lát, trời quang mây tạnh, dân làng cùng quân sỹ gia thần kéo đến xem thì không thấy gì chỉ thấy còn lại áo mũ thôi. Nhân dân cho là chuyện lạ, nhớ đến công đức của các ông, nên đã hành biểu tâu với nhà vua, nhà vua vô cùng thương xót nghĩ đến công lao to lớn và tấm lòng trọng nghĩa của các ông liền ra lệnh cận thần rước sắc chỉ về cho dân thờ phụng, ban cho nhân dân 5 điếm ở bản trang 500 quan tiền và cho phép dân 5 điếm được tu lập 5 ngôi đình miếu để hương hoả thờ phụng.

- Bao phong mỹ tự, muôn đời thờ phụng.

- Những mong tốt đẹp cùng trời đất.

- Để lại khuôn phép cho đời sau

* Phong tước cho 5 ông

1. Phong ngũ phương viên tự đại vương (đình)

Trấn tại cung trung. Hiệu là Trương Viết Xuân.

2. Phong bạt hải bến tiêu đại vương (miếu giáp đoài)

Trấn tại cung tây. Hiệu là Trương Viết Hồng.

3.Phong thiên sát đại đồng đại vương (miếu giáp bắc)

Trấn tại cung bắc. Hiệu là Trương Viết Tế.

4. Phong minh kha cửa đàm đại vương (miếu cầu ké)

Trấn tại cung đông. Hiệu là Trương Viết Hoằng.

5. Phong lục lang đại vương (miếu giáp nam)

Trấn tại cung nam. Hiệu là TrươngViết Lang.

            Cho phép xã Phác Xuyên huyện Bình Hà là nơi hộ nhi sở tại, nơi hoá chính hương hoả phụng tự mãi mãi.

            II. Được nhà vua ban tặng 500 quan tiền và cho phép bản trang lập đền thờ phụng ngũ vị đại vương cũng từ đó.

             Nếp sống văn hoá người Phác Xuyên sống hiền hoà, khiêm nhường hiếu học, một nơi bùn lầy, nước đọng đã từ là đất quan nghè, quan phủ ở thế kỷ thứ 15 có 2 cụ đỗ đại khoa.

 

 

         1 Là cụ Phạm Bá Tiên Sinh Đỗ Đinh Nguyên Hoàng giáp khoa ất sửu năm quang thân thứ 10 (1469) giữ đến chức thượng thư bộ lại kiêm quốc tử giám.

         2 Là cụ Trần Bân Tiên Sinh Đỗ đệ nhị giáp năm đinh mùi 1487 niên hiệu Hồng đức thứ 18 đời Lê Thành Tông giữ chức đỗ ngự sử thượng thư bộ lại (kiêm quốc tử giám) và bà mỹ nữ Trần Thị Ngọc Siêu nổi tiếng xinh đẹp được vua tuyển chọn vào cung, ban tước ngọc siêu công chúa. Hiện nay còn lăng thờ vọng ở cánh đồng lăng mảnh đất Phác Xuyên, chính là địa nhân linh kiệt lưu giữ những kiến trúc văn hoá lớn. 1 đình cả, 1 chùa, 4 miếu, 6 quán, 5 cầu đá đó là một quần thể kiến trúc đồ sộ.

         Lại được diễm phúc của trời đất và lộc của vua ban tặng cùng với dấu ấn tài hoa trí tuệ công sức của bao thế hệ các cụ khi sưa dầy công vun đắp. Đến nay tuy công trình trên không còn nữa, những các địa danh xóm đình, xóm chùa, cánh đồng lăng, cầu đá 5 gian và miếu giáp đoài vẫn còn nhắc nhở về quá khứ huy hoàng của một làng quê, kết hợp với viện Hán nôm còn ghi bức đại tự là (vạn cổ hương), đôi câu đối ghi là:  

         + Ngũ sắc vân trình hiển hách nam bang thượng đẳng

         + Song tê mộng triệu rực phù trưng chúa trung hưng.

  • Đạo phật vốn dài lâu, trời đất chuyển vần
  • Được tuệ hoà đàn thêm rực rỡ
  • Chùa đông nơi cảnh trí, non sông thay đổi.
  • Gió âu, mưa á vẫn êm đềm

      Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đình có nhiều cống hiến, đóng góp quả chông, bát hương bằng đồng trên 150 kg để đúc vũ khí, đến thời quê hương bị địch tạm chiếm trong vùng địch hậu, đình chùa là nơi đào hào, đắp luỹ để dân quân, du kích chiến đấu bảo vệ làng xóm.

     Với tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta, bao người đã ngã xuống trên mảnh đất quê hương làm nên chiến thắng, trong đó có người thiếu niên anh hùng áo vải Phạm Ngọc Đa.

Với những ước vọng của quê hương.

Đến nay đã trở thành hiện thực.

Xây dung đình mới khang trang

Thuần phong mỹ tục mái đình khi xưa

Sớm hôm hương khói phụng thờ

Tình quê thắm đượm chuông đồng lại ngân.

            Ngày 13 tháng 11 năm 2017, xã Bạch Đằng tổ chức lễ công bố Quyết định và đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố Đình, Miếu làng Đình, miếu làng Phác Xuyên.

 

          Căn cứ vào tư liệu, hiện vật còn lưu giữ được cho thấy, Đình, miếu làng Phác Xuyên có lịch sử hình thành từ lâu đời. Một số di vật, cổ vật hiện nay còn lưu giữ tại Đình, Miếu làng Phác Xuyên như: Bia đá, Long Ngai, Bài vị, Bát bửu … là những tư liệu quan trọng khẳng định về những giá trị lịch sử của di tích đình, miếu làng Phác Xuyên.

Admin

Thong ke