DI TÍCH LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHÙA CHỬ KHÊ (BẢO KHÁNH TỰ) XÃ HÙNG THẮNG, HUYỆN TIÊN LÃNG
15 11 2024
in trang
I. TÊN GỌI DI TÍCH
Cũng như mọi ngôi chùa của làng xã Việt Nam, chùa Chử Khê là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín, ngưỡng của dân làng trong và ngoài địa phương. Nó được mang tên của quê hương, nơi cộng đồng dân cư của làng đã xây dựng lên nó, đó là chùa thôn Chử Khê. Ngoài tên theo địa danh trên còn có tên chữ là "Bảo Khánh Tự" có nghĩa ngôi chùa như một báu vật là khánh quý của nhà Phật vậy.
Theo truyền ngôn của Nhân dân địa phương chùa Chử Khê được xây dựng từ thời Lê, Mạc khoảng cuối thế kỷ 16 Trải qua những biến thiên, thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ chống thực dân Pháp, ngôi chùa đã bị huỷ hoại. Tháng 12/1996 với tấm lòng mộ đạo, hướng thiện và sự khao khát mong muốn lưu giữ, bảo tồn lại những chiến công của Nhân dân gắn liền với chùa Chử Khê trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Nhân dân trong và ngoài địa phương Chứ Khê đã phục dựng lại ngôi chùa khang trang to đẹp như ngày nay.
2. VỊ TRÍ ĐƯỜNG DI ĐẾN DI TÍCH
Từ trung tâm Thành phố Hải Phòng là nhà hát lớn theo trục đường đi huyện Tiên Lãng qua cầu Khuể đến Cầu Đen rẽ vào đường 212 đi khoảng 13 km đến UBND xã Hùng Thắng, Tiên Lãng, qua chợ Vàm Láng rẽ vào cầu Chử Khê khoảng 300m là ta gặp ngay cổng tam quan to lớn của ngôi chùa Chử Khê thuộc địa bàn thôn 9 xã Hùng Thắng – huyện Tiên Lãng – TP Hải Phòng
3. THÀNH TÍCH VÀ NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ TRONG 2 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ GẮN LIỀN VỚI CHÙA CHỬ KHÊ.
Hùng Thắng là một xã nằm ở vị trí đầu mối giao thông quan trọng ở phía Đông Nam của huyện Tiên Lãng. Từ Hùng Thắng ra tới biển chỉ đi vài cây số. Chính vì vậy địa bàn này cũng là một mục tiêu cần chiếm giữ, bình định của thực dân Pháp trong 9 năm kháng chiến (1946 - 1954).
Song Hùng Thắng cũng là 1 địa bàn vùng sâu, vùng xa và thuận lợi trong việc đi lại giữa các xã bạn trong huyện cũng như một số huyện khác như Đồ Sơn, Kiến Thụy. Tận dụng và khai thác triệt để điều kiện thuận lợi về vị trí, địa hình. Đặc biệt với truyền thống yêu quê hương đất nước và lòng căm thủ quân xâm lược cùng bè lũ tay sai. Nhân dân xã Hùng Thắng đã làm nên những chiến công to lớn trong sự nghiệp kháng chiến cứu quốc.
Những thành tích vẻ vang của Hùng Thắng đã xứng đáng được Nhà nước ta tặng thưởng danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân năm 1998.
Cùng chung xây lên sự nghiệp anh hùng của xã Hùng Thắng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Đế quốc Mỹ, chùa Chử Khê nổi lên như 1 địa chỉ đỏ, 1 địa điểm ghi lại những sự kiện lịch sử kháng chiến quan trọng và ý nghĩa lớn lao, có ảnh hưởng rộng lớn cả 1 vùng kháng chiến.
Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngay những ngày cuối năm 1946, chùa Chử Khê đã là 1 cơ sở lớn của địa phương để các lực lượng dân quân, tự vệ của huyện Tiên Lãng và xã Hùng Thắng luyện tập. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch trong việc góp cộng, của cho kháng chiến chống thực dân Pháp, Năm 1947 chùa Chử Khê đã hiến bảo vật của mình là quả chuông đồng nặng 120kg cho Nhà nước để đúc, rèn vũ khí đánh dịch.
Để quán triệt Nghị quyết hội nghị cán bộ TW họp tháng 4/1947. Tháng 7/1947 Liên tỉnh uỷ Hải Kiến đã triệu tập hội nghị cán bộ toàn tỉnh về họp tại thôn Thái Hòa, Hùng Thắng, sau đó chuyển về họp 2 ngày tại chùa Chử Khê. Với sự giúp đỡ, bảo vệ che chở của Nhân dân địa phương, đặc biệt là của nhà chùa, hội nghị quan trọng trên đã thành công rực rỡ. Đường lối ánh sáng của hội nghị cán bộ Liên tỉnh uỷ tại chùa Chử Khê đã củng cố lòng quyết tâm của Nhân dân Hải Phòng, Kiến An tiến vào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện vững chắc, mạnh mẽ hơn.
Cuối năm 1947 Nhân dân đi tản cư, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, nhà chùa đã chặt hạ cây cao, cây cổ thụ xẻ gỗ đóng 31 pho quan tài cho du kích, chuẩn bị chiến trường. Chùa giao ruộng vườn cho anh em du kích tăng gia lấy lương thực, thực phẩm nuôi quân sẵn sàng chiếu dấu. Trong chùa, hầm bí mật được đào để cất giấu vũ khí, tài liệu và bảo vệ cán bộ khi cần thiết. Xung quanh chùa là hào luỹ, hầm chông, cạm bẫy để du kích ta sẵn sàng tiêu diệt giặc. Đặc biệt nhà sư trụ trì chùa là Thích Thanh Quất cũng trở thành một chiến sĩ du kích trung kiên trong lực lượng vũ trang địa phương.
Với xã Hùng Thắng, trận chiến đấu phá càn ngày 16 tháng giêng năm 1948 (tức ngày 25/2/1948) như một bản anh hùng ca bất diệt của Nhân dân địa phương. Trong trận chiến đấu không cân sức này, thực dân Pháp đã tập trung gần 1000 quân, cùng với ca nô, thuyền máy, đại bác, máy bay để càn quét vào xã Hùng Thắng, trong đó có làng Chử Khê bé nhỏ. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch vô cùng quyết liệt với các trận đánh giành từng ngõ xóm nhỏ, từng căn nhà. Ngôi chùa Chử Khê đã trở thành trận địa thép của du kích và đội tuyên truyền vũ trang của huyện. Tại ngôi chùa cuộc chiến đấu của lực lượng là đã bẻ gây nhiều đợt tiến công của kẻ thù. Mìn nổ xác giặc treo trên cổng chùa. Tiếng kêu khóc của kẻ địch trong các hầm chông; cạm bẫy của ta đặt xung quanh chùa. Trong những trận quyết chiến chống càn và bảo vệ cho nơi cổ tự Bảo Khánh, nhà sư Thích Thanh Quất đã tham gia chiến đấu rất quả cảm và đã hi sinh anh dũng. Tấm gương hi sinh vì nước vì đạo của ông còn để lại mãi trong lòng người dân và tăng ni Phật tử sau này.
Trong giai đoạn từ năm 1951 - 1954 chùa Chử Khê là cơ sở tập kết của các đơn vị bộ đội C25, C61, C331 và C295 của tỉnh đội Kiến An, đồng thời cũng là nơi dừng chân của đại đội Hùng Thắng của huyện để chuẩn bị vào công phá tiêu diệt các dồn bốt trong vùng hậu cứ của giặc. Đặc biệt tháng 3/1954 để phối hợp với các chiến trường và chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị C295 do đồng chí Đỗ Tất Yên - Chỉ huy đã về Chùa tập kết làm công tác chuẩn bị và xây dựng kế hoạch tác chiến đánh trường bay Cát Bi.
Ngày 06/3/1954 đại đội 295 làm lễ tuyên thệ và xuất phát từ ngôi chùa Chử Khê để đánh vào sân bay Cát Bi, Chiến thắng Cát Bị đã phá huỷ 59 máy bay và hàng ngàn tấn bom đạn của dịch. Chiến thắng này đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Đoàn quân chiến đấu đánh sân bay Cát Bi mãi mãi xứng danh với danh hiệu Bác Hồ đã tặng "Dũng sỹ Cát Bi".
Tiếp nối truyền thống kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giai đoạn năm 1965 - 1968 đế quốc Mỹ dùng máy bay, tàu chiến điên cuồng bắn phá miền Bắc. Ngôi chùa Chử Khê đã trở thành kho chứa đạn 12 ly 7, 14 ly 5, pháo 37 và pháo 100 ly của bộ đội bảo vệ bờ biển Vinh Quang và phòng không của huyện. Chùa Chử Khê đã góp phần quan trọng vào chiến công bắn cháy tàu chiến, bắn rơi máy bay Mỹ của lực lượng vũ trang huyện Tiên Lãng.
Cũng từ ngôi chùa thiêng liêng, Nhân dân địa phương đã tiễn đưa hàng trăm thanh niên con em của quê hương lên đường đi giết giặc, cho đến hôm nay còn vang lời thề bất hủ:
“Tim mang dòng máu anh hùng
Giết hết giặc Mỹ mới về quê hương"
Vốn là một nơi cổ tự để người dân đến tu thiện, tích đức, để các tăng ni hành đạo. Song trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, chùa Chử Khê đã hóa thân thành một cơ sở kháng chiến kiên cường, một pháo đài chiến đấu oanh liệt chống kẻ thù xâm lược. Những chiến tích của ngôi chùa Chử Khê còn lưu truyền mãi mãi trong lòng người dân. Những chiến công trong kháng chiến của chùa Chử Khê đã góp những mốc son lớn vào cuốn sử vàng truyền thống của đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang xã Hùng Thắng và huyện Tiên Lãng. Đó là danh hiệu cao quý nhất của Nhà nước là trao tặng cho địa phương năm 1998.
4. KHẢO TẢ DI TÍCH
Chùa Chử Khê (Bảo Khánh Tự) tuy mới được phục dựng, nhưng tổng thể mặt bằng, khuôn viên, công trình kiến trúc của di tích rất quy mô, thoáng rộng. Toàn bộ khu chùa là tổng hòa các tổ hợp các công trình kiến trúc, công trình xây dựng với đủ các hạng mục của 1 khu tam bảo mang tính truyền thống: Phật điện, nhà tổ, cổng tam quan, vườn tháp...
Từ đường trục thôn bước vào chùa một cổng tam quan to lớn. Cổng gồm có cửa chỉnh lớn và 2 cửa bên nhỏ. Cổng được xây dựng theo lối kiến trúc chồng diêm nóc các 2 tầng tám mái với các đao mái cong được đắp theo kiểu rồng chầu, phượng mơ, trông rất sinh động. Các trụ cổng đều là các cột bê tông tròn, mặt trước và sau cột đều được đắp nổi những hình câu đối, bên trọng được ghi chính những câu đối của chùa trước đây lưu lại bằng chữ Hán. Cánh cổng chính và phụ đều được làm bằng gỗ tốt sơn màu gụ được làm theo kiểu thượng song hạ bản, khá chắc chắn và đẹp.
Qua cổng tam quan của chùa là một sân nhỏ lát bằng gạch vườn vuông kiểu bát tràng. Nhìn ra sân và quay về hướng tây nam là ngôi nhà tổ. Nhà tổ là ngôi nhà 5 gian mái chảy tường hồi bít đốc, trụ đấu, lợp ngói mũi. Trên đỉnh chính giữa mái là bức đại tự được làm bằng xi măng. Trên bức đại tự là hình bánh xe phạt pháp. Trong đại tự ghi 3 chữ nho "Phụng Tổ Đường". Hai đầu hồi và nóc nhà tổ người ta đắp 2 con kìm nằm trên bờ nóc đang nhìn về bức đại tự, trông chúng rất oai nghiêm. Đỉnh 2 trụ hiên của nhà tổ là 2 bông hoa sen nở, bông hoa thể hiện phẩm chất của nhà Phật. Kết cấu khung mái của nhà tổ là sự kết hợp rất hài hòa giữa bộ cột bằng bê tông cốt sắt với những vì xây gạch theo kiểu cuốn và các hoành, rui bằng gỗ rất chắc chắn. Gian hậu cung nhà tổ thờ 3 vị sư tổ ngồi trên cao, chính giữa là vị tổ tây có pháp danh là bồ đề Đạt ma người ấn độ, người ta thường gọi là Đức Tổ Tây. Đây là vị sư tổ có công truyền đạo Phật vào Trung Quốc khoảng năm 520 - 530, người được coi là sư tổ thứ nhất của phái thiền tông. Ngồi 2 bên và ở bậc dưới là 2 vị sư tổ: Thích Giác Linh và Thích Thanh Đỉnh. Hai gian bên gian hậu cung của nhà tổ, về phía Nam là ban thờ vị ni sư Thích Đàm Soằn, gian phía bắc là ban thờ địa tạng.
Các vị sư tổ đều được tạc bằng gỗ, kích thước tương đương với người thật được sơn son thếp vàng. Ngoài Đức tổ tây còn lại các vị sư ni đều là những người đã tu hành ở chùa trong nhiều năm. Thời kỳ phục dựng chùa Nhân dân đã công đức tạc lại các vị tổ để thờ tại đây.
Từ sân nhà tổ qua một lối nhỏ liền gần với nhà tổ là ngôi chùa quay về hướng tây bắc, Chùa Cấu trúc hình chữ dinh 5 gian tiền đường, 2 gian hậu cung, xây theo lối đầu hồi bít đốc, đầu trụ, mái lợp ngói mũi. Đỉnh nóc ngôi chùa có bức cuốn thư nhỏ đắp bằng vữa xi măng, trong cuốn thư ghi 3 chữ nho "Bảo khách tự" (Chùa Bảo Khánh). Chầu 2 bên cuốn thư theo bờ nóc mái là 2 con rồng nhỏ, khúc uốn lượn, râu, vảy, chân rồng toát lên vẻ hiền dịu, thanh thoát nhẹ nhàng theo kiểu rồng thời Lý (TK11-13). Nối liền tường hồi ra 2 phía trước chùa là hai trụ hiện to khoẻ chắc chắn, trên đỉnh là trụ đắp bông sen nở.
Chùa có 3 gian của chính làm theo kiểu thượng song, hạ bản, bằng gỗ tốt khá chắc chắn, được sơn màu nâu tươi trông rất sáng sủa, 2 bức tường trước Chùa, người ta làm cửa sổ giữa tường hình chữ thọ, Đây là một trong những kiểu cách xây dựng chùa truyền thống ở làng xã Việt Nam.
Trong chùa kết cấu bộ khung vì và mái là sự tổ hợp nhưng rất hài hòa giữa cột bằng bê tông, cốt sắt, vì gỗ, vì gạch xây cuốn và hoành, rui gỗ. Hai bộ vì gian giữa nhà tiền đường làm bằng gỗ, kết cấu vì theo kiểu kẻ chữ công đặt trên quá giang. Hai vì gian bên nhà liền đường xây gạch cuốn được đặt trên những cột bê tông. Kiểu cách bố trí kiến trúc kết cấu trên tuy có sự biến thể với truyền thống song lại tạo ra không gian trong tiền đường thoáng rộng nhưng vẫn bảo đảm sự chắc chắn cũng như sự hài hòa về thẩm mỹ.
Phật điện được đặt trong 2 gian hậu cung với hệ thống các lớp bục từ cao xuống thấp. Lớp tượng được đặt ở trên bục cao nhất của phật điện là 3 pho tam thế (3 vị phạt đại diện cho ba thời quá khứ, hiện tại, tương lai). hàng lượng thứ 2 là 3 pho A di đà, tam tôn. Phật A di đà ngồi giữa. 2 bên A di đà một vị là Quan Thế Âm, một vị là Đại Thế Chí, phật A di đà là giáo chủ nhà phật ở thế giới vị lại còn phật quan thế âm và phật Đại Thế Chí, có phật pháp và quyền lực vô biên, thực hiện việc cứu khổ, cứu nạn và mang trí tuệ của nhà phật cho chúng sinh muôn nơi.
Hàng tượng thứ ba làpho Thiên thủ Thiên Nhỡn ngồi giữa. Tượng được tạc có nhiều tay với ý tưởng để có đủ sức mạnh cứu giúp mọi người trong dân thế. Đứng hai bên là các vị Bồ tát, những vị phật luôn luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ tiếp dẫn chúng sinh từ cõi sa bà đầy ô uế lên cõi niết bàn.
Hàng tượng thứ tư ngồi giữa là ngọc hoàng, một vị ngồi bên trái là Lão tử, một vị ngồi bên phải là phật quan âm tống tử (tượng phật quan âm bế dứa bé hiện thân của thị kính với sự vượt lỗi oan khiên của thế giới trần gian, tu hành đắc đạo). Sự có mặt của ngọc hoàng, lão tử trên phật điện là biểu hiện của một thời kỳ lịch sử, tam giáo đồng nguyên, (phật lão khổng). Do những lý do khách quan khác nhau về bài trí tượng ở hàng thứ tư chưa được phù hợp. Lẽ ra chỉ có bộ tượng ngọc hoàng gồm có Ngọc hoàng và hai bên là hai vị Nam Tào, Bắc Đẩu. Bậc cuối của Phật điện là Tòa Cửu long, một bức trạm khắc gỗ trên có 9 con Rồng châu vào giữa. Đứng trong Tòa Cửu long là Thích Ca sơ sinh. Tòa cửu long và Thích ca lúc còn nhỏ mô phỏng lại truyền thuyết về sự ra đời của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni. Khi ông ra đời đã có 9 con rồng phun nước thiêng cho ông tắm, ông đi 7 bước tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất và nói "Thiên thượng địa hạ - Duy ngã độc tôn" (trên trời dưới đất chỉ có ta).
Tiếp giáp gian giữa nhà tiền đường và hậu cung là 2 pho tượng ông thiện, ông ác dân gian thường gọi là 2 ông hộ pháp, 2 pho tượng hộ pháp làm khá to. Ông ác, mặt võ phục, mặt dữ tợn, biểu thị sự sẵn sàng trừng trị kẻ ác. Ông thiện mặt quan phục có nét mặt dịu hiền biểu thị sự khuyến thiện với chúng sinh.
Hai bên gian nhà tiền đường là hai ban thờ, ban bên phải thờ đức ông, người có công dâng hiến tài sản, tiền của cho giáo chủ thích ca truyền đạo phật, khi mất ông được phật tổ cho thành thần đức ông để trông coi các ngôi chùa, phía bên trái nhà tiền đường là Ban thờ mẫu. Tượng mẫu được tạc bằng gỗ, có kích thước bằng người thật, hai bên tượng mẫu có tượng thị giả đứng hầu nhỏ hơn.
Nhìn chung toàn bộ hệ thống tượng được thờ trong chùa chỉ có một số pho tượng có niên đại thế kỷ 19 nửa đầu thế kỷ 20 như tượng Hộ pháp, tượng Tam thế, tượng Quan âm Tống tử, lượng Lão tử, Ngọc Hoàng, còn lại là những tượng được làm mới cùng với thời gian phục dựng lại chùa cho đến hôm nay.
Ngoài hệ thống tượng pháp, chùa còn nhiều đồ thờ tự mới làm khác như câu đối, đại tự, cửa võng, hương án... đều được sơn son thiếp vàng rất lộng lẫy. Đặc biệt các nội dung ghi trong câu đối đại tự là các nội dung vốn có từ xưa của ngôi chùa lưu lại. Chính những nội dung này đã làm tăng ý nghĩa lịch sử lâu đời của ngôi chùa.
Trước ngôi chùa là một sân gạch nhỏ, giữa sân có lầu xây theo kiểu trồng diêm, trong có tượng là Quan Âm bằng thạch cao, tượng ở tư thế đứng, một tay cầm bình nước cam lồ, một tay cầm cành dương liễu, (một mô túyp thờ ở miền Nam mới được du nhập ra miền Bắc vài năm nay). Qua sân chùa là vườn tháp, trong vườn tháp có 4 tháp xây bằng gạch, tháp được xây vào thời gian làm chùa. Trong tháp dựng di cốt của 4 vị sư tổ đã từng trụ trì ở chùa và cũng là các vị đang được thờ tại ngôi nhà tổ, đó là các vị: Thích Giác Linh; Thích Thanh Đỉnh; Thích Đàm Soàn; Thích Thanh Quật.
5. SỬ DỤNG KHAI THÁC PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH, VÀ NHỮNG Ý KIẾN ĐỂ NGHI VỚI CẤP TRÊN:
Chùa Chử Khê được phục dựng lại và các công trình xây dựng ở dây thực sự là các công trình mang đậm nét bản sắc truyền thống của làng xã Việt Nam. Cùng với việc giáo hóa,tu thiện,tích đức theo giáo lý nhà phật, chùa Chử Khê còn là một tượng đài ghi lại những giá trị truyền thống đầu tranh cách mạng trong suốt lại tới kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Nhân dân địa phương.
Admin