ĐÌNH THƯỢNG - XÃ NAM SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH THƯỢNG - XÃ NAM SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Thượng thuộc làng Lương Quán, xã Nam Sơn. Làng Lương Quán có hai ngôi đình: đình Nam và đình Thượng, gọi là đình Thượng bởi trước đây đình của giáp Thượng. Trước năm 1945, xã Lương Quán có bốn ngôi đình của bốn giáp, đình giáp Thượng, đình giáp Trung, đình giáp Nam và đình giáp Nguyên. Đình giáp Nguyên thờ ba vị Thành hoàng (Nguyễn Trung Thành, Cống Lang và Phạm Tử Nghi); đình giáp Thượng thờ Ngài Nguyễn Trung Thành; đình giáp Nam thờ Ngài Phạm Tử Nghi; đình giáp Nguyên thờ Ngài Vũ Cống Lang. 


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH VẬT CÁCH HẠ - XÃ NAM SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH VẬT CÁCH HẠ - XÃ NAM SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Vật Cách Hạ, thuộc thôn Vật Cách Hạ, xã Nam Sơn, mang tên chính địa danh nơi cộng đồng dân cư đã sản sinh ra nó. Đình Vật Cách Hạ được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2014. Vật Cách Hạ (物格下), theo Hán tự có nghĩa: vùng đất ở phía dưới có mọi vật chuẩn mực, hợp lẽ. Theo các tư liệu lịch sử của địa phương, làng Vật Cách Hạ được chia tách thành xã riêng từ làng Vật Cách. Đình làng Vật Cách Thượng thờ vị Thành hoàng Nguyễn Trung Thành. 


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH MỸ TRANH, XÃ NAM SƠN, HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH MỸ TRANH, XÃ NAM SƠN, HUYỆN AN DƯƠNG

Mỹ Tranh (靡争), theo Hán tự với ý nghĩa mở rộng là quê hương của những người sống thuận hòa cùng nhau. Mỹ Tranh là vùng đất cổ, có con người sinh cơ lập nghiệp từ thời đầu Công nguyên. Theo bản thần tích của làng Mỹ Tranh, trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, địa phương là nơi gắn với sự nghiệp, võ công của Ngài Vũ Mãn Lang. Ngài là thanh nữ mang nghĩa binh tham gia khởi nghĩa, sau này Ngài làm Thành hoàng làng Mỹ Tranh. Tuy nhiên do binh lửa chiến tranh, thiên tai hoành hành, nên việc người dân đến định cư rồi lại di chuyển đi nơi khác, có thể diễn ra nhiều lần ở vùng đất Mỹ Tranh. Đến thời Lý - Trần, dân cư ở Mỹ Tranh mới ổn định dần thành trang ấp, làng xã.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH NAM, XÃ NAM SƠN, HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH NAM, XÃ NAM SƠN, HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Nam, còn gọi là đình Lương Quán, thuộc thôn Lương Quán, xã Nam Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Đình Nam, tức là đình ở phía Nam của làng Lương Quán trước đây, cũng là cách gọi để phân biệt giữa các đình trong cùng một làng. Do trước đây làng Lương Quán có ba đình: đình Trung, đình Thượng và đình Nam.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH CHÙA CỐNG MỸ - XÃ NAM SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH CHÙA CỐNG MỸ - XÃ NAM SƠN - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình, chùa Cống Mỹ thuộc thôn Cống Mỹ, xã Nam Sơn. Ngôi đình và chùa mang chính địa danh nơi cộng đồng đã sản sinh ra nó, đó chính là Cống Mỹ. Đình, chùa Cống Mỹ được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng từ năm 2007.


Di tích Khối Huyện

ĐỀN KIỀU ĐÔNG - XÃ HỒNG THÁI - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐỀN KIỀU ĐÔNG - XÃ HỒNG THÁI - HUYỆN AN DƯƠNG

Kiều Đông xa xưa là xã Điều Yêu Đông, thuộc huyện An Dương, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Kiều Yêu Đông (喬夭東), theo Hán tự có nghĩa là vùng đất cao, đẹp ở phía Đông. Kiều Yêu (喬東), theo Hán tự có nghĩa là vùng đất cao ở phía Đông. Vùng đất Kiều Đông, có con người đến sinh cơ lập nghiệp từ thời Lý, thế kỷ XI - XII, bởi thời Trần, trang Kiều Đông đã phát triển đông đúc, trù phú, nên mới sinh ra tướng quân Hoàng Công Thản, sau này làm Thành hoàng của làng.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH, CHÙA KIỀU TRUNG - XÃ HỒNG THÁI - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH, CHÙA KIỀU TRUNG - XÃ HỒNG THÁI - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình, chùa Kiều Trung toạ lạc tại thôn Kiều Trung, xã Hồng Thái. Cụm di tích mang tên chính địa danh nơi cộng đồng đã sản sinh ra nó. Đình, chùa Kiều Trung được xếp hạng di tích lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2007.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH HÀ NHUẬN - XÃ AN HÒA - HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH HÀ NHUẬN - XÃ AN HÒA - HUYỆN AN DƯƠNG

Đình Hà Nhuận trước kia là công trình to lớn, làm bằng vật liệu truyền thống, trải qua thời gian, ngôi đình đã bị hủy hoại. Năm 2007, người dân Hà Nhuận xây dựng ngôi đình trên nền đất cũ. Từ trục đường làng vào đình Hà Nhuận qua nghi môn ngoại và nghi môn nội. Hai nghi môn xây khá đồ sộ và có kiến trúc tương tự nhau. Nghi môn xây theo thức cột đồng trụ, gồm hai cột cao, to và hai cột nhỏ, thấp. Từng cặp trụ cột thể hiện trang trí, đắp vẽ tương tự nhau mỹ thuật và đăng đối qua trục thần đạo của đình. Giữa hai nghi môn là sân hội, trong sân hội đăng đối hai bên đường thần đạo có hai giếng nước, mắt rồng. Giếng nước theo phong thủy cũng là điểm tích phúc của dân làng Hà Nhuận.


Di tích Khối Huyện

ĐỀN, CHÙA NGỌ DƯƠNG, XÃ AN HÒA, HUYỆN AN DƯƠNG

ĐỀN, CHÙA NGỌ DƯƠNG, XÃ AN HÒA, HUYỆN AN DƯƠNG

Đền,  Chùa  Ngọ  Dương  được  xếp  hạng  là  cụm  di  tích  lịch  sử  của thành phố Hải Phòng năm 2006. Đền, Chùa Ngọ Dương thuộc thôn Ngọ Dương, xã An Hòa. Cụm di tích được mang tên chính địa danh nơi cộng đồng đã sản sinh ra di tích.


Di tích Khối Huyện

ĐÌNH AN DƯƠNG ĐOÀI, XÃ AN ĐỒNG, HUYỆN AN DƯƠNG

ĐÌNH AN DƯƠNG ĐOÀI, XÃ AN ĐỒNG, HUYỆN AN DƯƠNG

Đình An Dương Đoài, thuộc thôn An Dương, xã An Đồng. Công trình được nhân dân xây dựng lên để phụng thờ các vị Thành hoàng làng, đồng thời cũng là trung tâm bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương. Ngôi đình được mang tên địa danh quê hương, nơi cộng đồng dân cư đã sản sinh ra nó. Đình An Dương Đoài được xếp hạng di tích tích lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2009.


Di tích Khối Huyện

Thong ke