ĐÌNH NAM PHÁP, PHƯỜNG ĐẰNG GIANG, QUẬN NGÔ QUYỀN

05 04 2023

in trang

Trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có một địa danh đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng gắn liền với tên tuổi cùng sự nghiệp của người anh hùng dân tộc Ngô Vương Thiên Tử và là niềm tự hào của cán bộ nhân dân phường Đằng Giang đó là Đình Nam Pháp.

Đình Nam Pháp được xây dựng dưới triều Nguyễn năm thứ 26 Hoàng Triều Từ Đức 1881, thờ anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyền. Bằng tấm lòng thành kính với các bậc tiên hiền, kỷ niệm ngày thánh hóa của Ngô Vương Thiên Tử, vị anh hùng dân tộc ông Tổ Trung Hưng của nước ta đầu thế kỷ thứ X, đồng thời cũng là phúc thần của các phường xã từ giải An Dương đến Lương Xâm cũng là Thành Hoàng Làng. Lễ hội truyền thống của Đình Nam Pháp được diễn ra hàng năm vào ngày 15,16,17 tháng Giêng để ghi chép công đức của các vị tiên hiền, lưu truyền mãi mãi về sau.

Trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có một địa danh đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng gắn liền với tên tuổi cùng sự nghiệp của người anh hùng dân tộc Ngô Vương Thiên Tử và là niềm tự hào của cán bộ nhân dân phường Đằng Giang đó là Đình Nam Pháp.

Với những giá trị lịch sử văn hóa hàm chứa ngày 15/01/2019 Đình Nam Pháp được Nhà nước Quyết định công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố.

Đức Ngô Vương Quyền sinh năm 898, mất năm 944 quê ở Đường Lâm, Ba Vì (Hà Tây ngày nay). Ông là con trai của quan mục Đường Lâm là Ngô Mân, sau trở thành bộ tướng và con rể của Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Dương Đình Nghệ, được giao cai quản Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay). Trong thời gian cai quản Ái Châu, ông đã đem lại yên vui cho đất Ái Châu, tỏ rõ là người có tài, đức.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại. Ngô Quyền kéo quân ra thành Đại La tiêu diệt kẻ phản bội. Do lo sợ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn đã cầu cứu nước Nam Hán. Vua Nam Hán lúc bấy giờ là Lưu Cung cho con trai là Hoằng Tháo, kéo quân theo đường thủy sang giúp mà thực chất là nhân cơ hội chiếm lấy nước ta. Năm 938, ông tập hợp lực lượng hào kiệt trong nước tiến ra bắc, hạ thành Đại La, tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông chỉ huy trận Bạch Đằng nổi tiếng, đánh bại quân Nam Hán do Hoằng Thao chỉ huy.

Mùa xuân năm 939, ông xưng vương (tức là Tiền Ngô vương), đóng đô ở Cổ Loa (thuộc thành phố Hà Nội ngày nay). Năm 944, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì đất nước được 6 năm. Với công đức của Ngô Quyền nhiều triều đại đã ban sắc phong suy tôn ông là “Thượng đẳng tối linh Đại vương”; là “Ngô Vương thiên tử” và là “vị tổ trung hưng của dân tộc”

Việc xưng vương lấy Thành Cổ Loa là kinh đô cũ của nước âu Lạc thời An Dương Vương làm kinh đô. Đó là một việc làm có ý nghĩa nêu cao truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc, biểu thị ý chí quyết giữ vững nền độc lập vừa giành lại được sau hơn mười thế kỷ, đấu tranh bền bỉ chống xâm lược. Sự kiện Ngô Quyền xưng Vương lập ra nhà Ngô đã đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc, đập tan mưu đồ ngông cuồng chiếm lĩnh An Nam, Dân tộc Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Đinh, Lê,  Lý, Trần và và tạo thêm một niềm tin sâu sắc cho thời đại Hồ Chí Minh  trên con xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN như ngày nay.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc trong hơn 1000 năm đêm dài Bắc thuộc. Đây trang sử vàng chói lọi, hào hùng, về ý trí tự lực tự cường, lòng yêu nước thương dân, là chiến công hiển hách vĩ đại của dân tộc ta. Chiến thắng Bạch Đằng đã thể hiện tài năng quân sự và ý chí quyết thắng của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền; đồng thời cũng là thành quả của cuộc kháng chiến anh dũng và đầy sáng tạo của nhân dân ta. Thắng lợi ấy nói lên sự lớn mạnh của nhân dân ta về trí tuệ và khả năng đánh bại kẻ địch không những chỉ bằng du kích mà cả bằng chính quy, không những chỉ ở trên bộ mà cả bằng thủy chiến. Chiến thắng Bạch Đằng là một điển hình về tinh thần mưu trí và có tính toán một cách chính xác trong nghệ thuật chiến dịch của lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta trên vùng đất của tổ tiên thời Văn Lang - Âu Lạc và Đây cũng là lời cảnh báo cho mọi quân xâm lược dù bất cứ đến nơi đâu hãy nhớ lại bài học lịch sử trên sông Bạch Đằng dầy sóng.

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke