MIẾU PHƯƠNG LƯU, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI, QUẬN HẢI AN

24 10 2023

in trang

Đức Vương Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Mậu Ngọ (năm 898) ở ấp Đường Lâm, Ba Vì, Hà Nội. Là con trai của Thứ sử Ngô Mân, một hào trưởng lớn ở địa phương lúc đó. Ông được sinh ra và lớn lên trên vùng đất quê hương có truyền thống anh hùng. Được sự rèn dạy của cha, Ngô Quyền đã sớm tỏ rõ chí khí phi thường của một trang nam nhi tuấn kiệt; vốn có thân thể cường tráng, trí tuệ sáng suốt, lại thường xuyên luyện tập võ nghệ, trau dồi văn chương, nên tiếng tăm của ông đã lan xa khắp các vùng.


Đức Vương Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Mậu Ngọ (năm 898) ở ấp Đường Lâm, Ba Vì, Hà Nội. Là con trai của Thứ sử Ngô Mân, một hào trưởng lớn ở địa phương lúc đó. Ông được sinh ra và lớn lên trên vùng đất quê hương có truyền thống anh hùng. Được sự rèn dạy của cha, Ngô Quyền đã sớm tỏ rõ chí khí phi thường của một trang nam nhi tuấn kiệt; vốn có thân thể cường tráng, trí tuệ sáng suốt, lại thường xuyên luyện tập võ nghệ, trau dồi văn chương, nên tiếng tăm của ông đã lan xa khắp các vùng.

Trước khi cùng với nhân dân làm lên chiến công Bạch Đằng. Cuối năm 931, Ngô Quyền đã tình nguyện đem quân, theo Dương Đình Nghệ, đánh đuổi giặc Nam Hán, chiếm thành Đại La, thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành thắng lợi. Dương Đình Nghệ lên cầm quyền, xưng Tiết độ sứ và gả con gái cho Ngô Quyền. Sau khi trở thành con rể của Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền được tin cậy giao cai quản vùng đất Ái Châu (tức Thanh Hóa hiện nay). Trong 7 năm cai quản vùng Ái Châu, Ngô Quyền đã đem tài năng, nhiệt huyết của mình phụng sự triều chính mang lại nguồn vui và hạnh phúc cho nhân dân trong vùng.

Tháng 4 năm 937 Dương Đình Nghệ bị tên tướng dưới quyền là Kiều Công Tiễn phản trắc giết hại, đoạt chức Tiết độ xứ. Hành động của Kiều Công Tiễn đã gây lên làn sóng căm phẫn mạnh mẽ trong nhân dân. Ngô Quyền lúc bấy giờ đang trấn giữ Ái Châu, nhận được tin xấu vô cùng phẫn nộ. Ông quyết định tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc tiêu diệt Kiều Công Tiễn.

Trước hành động của Ngô Quyền, Kiều Công Tiễn hoảng sợ, vội vã sai người cấp tốc mang vàng bạc, châu báu, cống vật, sang cầu viện vua Nam Hán giúp đỡ. Vốn ôm mộng xâm lược nước ta, thấy rằng đây là cơ hội lớn. Nam Hán Cao Tổ (Lưu Cung) phong chức cho con trai làm “Tĩnh Hải vương, quan Tiết độ xứ”. Lưu Hoằng Tháo đem 02 vạn quân, dùng chiến thuyền xâm lược nước ta, còn bản thân Vua Nam Hán tự mình cầm quân áp sát biên giới, sẵn sàng tiếp ứng yểm trợ cho con.

Trước tình hình đó mùa xuân năm 938, Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, chiêu mộ binh sĩ quyết trị nội phản, chống giặc ngoại xâm. Khi quân Nam Hán còn ngấp nghé ngoài bờ cõi đất nước, Ngô Quyền đã đem quân vượt đèo Ba Dọi, tấn công hạ được thành Đại La, giết chết tên phản quốc Kiều Công Tiễn ngay tại cửa thành, tạo khí thế sôi sục tiêu diệt quân thù.

Được tin, Lưu Hoằng Tháo đang hung hăng tiến quân xâm lược nước ta. Nắm vững được tình hình quân địch, sẽ kéo vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền và tướng sỹ lập kế hoạch đánh giặc. Ông đưa ra một mưu kế thật tài tình, lợi dụng quy luật lên xuống của nước thủy triều, ông chỉ đạo binh sỹ bí mật đem cọc lớn, đẽo nhọn đầu, bịt sắt, đóng ngầm dưới lòng sông, thành một trận địa cọc chờ giặc tới.

Đúng theo nhận định, khi nước thủy triều lên, đạo binh thuyền của Vạn Vương Hoằng Tháo nối đuôi nhau kéo vào cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền cử Ngô Tất Tố, chỉ huy một đội thuyền binh nhẹ, tiến ra chặn địch và vờ rút lui, dụ thuyền giặc vào sâu trong bãi cọc; khi nước thủy triều rút, Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy đại quân ta từ ba phía, đánh ập vào các hạm thuyền của giặc. Quân Nam Hán bị tấn công bất ngờ, không kịp đỡ, đã ồ ạt quay thuyền tháo chạy ra biển, quân ta tiến công như vũ bão, dồn thuyền giặc vào bãi cọc, lúc này nước sông rút nhanh, bãi cọc nhọn nhô lên cắm sâu vào thuyền giặc, quân giặc tan tác, phần bị tiêu diệt, phần rơi xuống sông chết đuối, tướng giặc Hoằng Tháo bị tiêu diệt tại trận.

Sách Đại Việt sử ký có ghi: “Trận Bạch Đằng năm ấy, quân giặc chết vô kể, tên Hoằng Tháo cũng bị diệt tại trận, còn Vua Nam Hán sợ hãi thu tàn quân chạy về Phiên Ngung. Thất bại thảm hại của đội thủy quân Hoằng Tháo làm cho Nam Hán thất kinh, từ bỏ hoàn toàn mộng xâm lược nước ta”

Sau chiến thắng, quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giữ yên bờ cõi đất nước. Ngô Quyền xưng Vương, bãi bỏ chức Tiết độ xứ, đóng đô ở Cổ Loa, củng cố triều chính đặt các chức quan văn, quan võ, quy định lễ nghi trong triều. Nhưng đáng tiếc thời gian tại ngôi của Ngô Quyền chỉ được 6 năm. Ông băng hà ngày 18 tháng giêng năm 944. Lịch sử Việt Nam ghi nhân Ngô Quyền là một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam.

Chiến thắng quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã mở đầu cho những trang sử vàng chói lọi, hào hùng của dân tộc Việt Nam về ý chí tự lực, tự cường, lòng yêu nước, thương dân, mở đầu cho truyền thống anh dũng, đoàn kết trên dưới một lòng chống giặc ngoại xâm. Là chiến công hiển hách vĩ đại của dân tộc, chấm dứt nền thống trị hơn một nghìn năm bắc thuộc.

Với công đức của Đức Vương Ngô Quyền, nhiều triều đại đã ban sắc phong suy tôn ông là “Thượng đẳng tối linh Đại vương”; là “Ngô Vương thiên tử”; “vị tổ trung hưng  của dân tộc”. Năm 1880 vua Tự Đức đã ban sắc phong cho 17 làng xã thuộc vùng An Dương được phép thờ Ngô Quyền, trong đó có làng Phương Lưu. Tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Vương Ngô Quyền, nhân dân đã suy tôn ngài là Vị Phúc thần của làng, Thành Hoàng của Làng Phương Lưu và thờ tự tại Miếu.

Năm 2001 Miếu Phương Lưu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

 

Theo truyền ngôn miếu Phương Lưu được xây dựng vào thế kỷ thứ 17. Ngoài thờ vị anh hùng dân tộc Đức Vương Ngô Quyền miếu còn thờ Đức tướng Phạm Tử Nghi.

Miếu Phương Lưu có bố cục kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, mang dấu ấn thời Lê- Nguyễn, với 03 gian tiền đường, hai gian hậu cung, mái lợp ngói mũi hài, cửa quay hường tây. Với kiến trúc được chạm khắc tinh xảo, thanh chồng rường, vì nách, cốn, bảy hiên, tàu góc với hình đao mác, hình tượng rồng được cách điệu tượng trưng cho quyền lực của bậc đế vương. Miếu còn lưu giữ được 11 bản sắc phong của các triều vua nhà Nguyễn, ca ngợi công đức của Đức Ngô Vương Quyền và các đồ thờ qúy như: thanh long đao, long ngai, bài vị, khám thờ và thần tượng…           

Hàng năm, cứ vào ngày 17 tháng giêng âm lịch. UBND phường Đông Hải 1, Tiểu ban quản lý di tích và nhân dân địa phương lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống dâng hương tưởng niệm công lao to lớn của Đức Vương Ngô Quyền, với các hoạt động tế lễ trang nghiêm, trọng thể và các hoạt động tín ngưỡng dân gian, mang đậm giá trị văn hóa, thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương về dâng hương, thăm quan chiêm bái, nguyện cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa nhà nhà, người người được ấm no hạnh phúc.

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke