DI TÍCH LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN ĐÌNH TRÂN CHÂU, HUYỆN CÁT HẢI

14 03 2023

in trang

Đình làng Trân Châu (xã Trân Châu, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng) là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa tâm linh, nơi tụ hội, đoàn kết cộng đồng, đồng thời là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho thế hệ trẻ.

Đình làng Trân Châu Tọa lạc ở vị trí đắc địa, lưng tựa núi Tùng, hướng mặt ra biển, đình làng Trân Châu được xây dựng vào năm 1825 với kiến trúc cổ kính. Đây là một trong những ngôi đình bề thế, lễ rước các bài vị Thành Hoàng làng, lễ xuống biển... Trong chiến tranh chống Pháp, đình làng Trân Châu đã trở thành căn cứ cách mạng của quân và dân đảo Cát Bà. Đây là địa điểm để hội họp, tổ chức huấn luyện tập hợp lực lượng trong phong trào đấu tranh giành chính quyền của nhân dân địa phương. Cũng tại nơi đây, đơn vị bộ đội đầu tiên của đảo Cát Bà được thành lập gồm 2 trung đội C919 do đồng chí Hoàng Lại và Hùng Quang trực tiếp lãnh đạo cùng lực lượng dân quân xã Trân Châu xây dựng tuyến phòng thủ làng kháng chiến vững chắc, bảo vệ an toàn cho khu căn cứ Hà Sen. Năm 1949, đình làng Trân Châu đã từng bị đốt phá, ngôi đình cũ chỉ còn phần móng và 5 chân tảng đá xanh kê cột và 2 trụ hiên xây theo thế tay ngai. Năm 2009, đình làng Trân Châu được khôi phục lại và là nơi thờ các vị Thành Hoàng làng: Quang Diệu Đôn Tĩnh, Cao Sơn, Quý Minh. Đình Trân Châu còn lưu giữ 6 sắc phong thuộc các đời vua Thiệu Trị (năm 1845), vua Tự Đức (năm 1853, 1854,1880), vua Đồng khánh (năm 1887), vua Duy Tân (năm 1909).

Với những giá trị lịch sử và văn hoá lâu đời, năm 2011, đình làng Trân Châu đã được UBND thành phố Hải Phòng công nhận là di tích lịch sử kháng chiến. Lễ Hội Đình Trân Châu được tổ chức vào ngày 3/2 âm lịch hàng năm. Với phần nghi Lễ và phần Hội, phần hội là thi đấu bóng chuyền của các dòng họ trong xã, phần thi văn nghệ giữa các thôn văn hoá trong xã...

 

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke