Chùa Viên Minh, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên

04 01 2024

in trang

Chùa Phi Liệt tên gọi là chùa Viên Minh là một ngôi chùa cổ, được xây dựng vào năm 1837, đến năm 1960 chùa được nâng cấp một lần với diện tích trên 50m2, nằm trong khuôn viên rộng trên 1,5ha, chùa tọa lạc tại núi Thái Bảo. Đây là ngôi chùa vẫn giữ nguyên được bản kiến trúc và một số vật liệu được xây dựng vào thời đó.

DI TÍCH LỊCH SỬ CHÙA VIÊN MINH, XÃ LẠI XUÂN, HUYỆN THỦY NGUYÊN

(Chùa Phi Liệt)

 

Chùa Phi Liệt tên gọi là chùa Viên Minh là một ngôi chùa cổ, được xây dựng vào năm 1837, đến năm 1960 chùa được nâng cấp một lần với diện tích trên 50m2, nằm trong khuôn viên rộng trên 1,5ha, chùa tọa lạc tại núi Thái Bảo. Đây là ngôi chùa vẫn giữ nguyên được bản kiến trúc và một số vật liệu được xây dựng vào thời đó.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược năm 1945-1954. Chùa là nơi tổ chức họp bàn và ra các quyết sách của ủy ban kháng chiến lâm thời huyện Thủy Nguyên, vào đầu tháng 7 năm 1945 cụ Đặng Khắc Duy được phân công đón cụ Hoàng Ngọc Lương là Chủ tịch đầu tiên huyện Thủy Nguyên.

Theo hồi ký của cụ Đặng Khắc Xấp vào khoảng 16 giờ đoàn về đến chùa Viên Minh họp và thông báo ủy ban kháng chiến lâm thời được thành lập và hoạt động tại nơi đây, sau hơn 10 ngày hoạt động bí mật ủy ban kháng chiến thấy không an toàn đã chuyển địa điểm đến Đình Pháp Cổ xã Lại Xuân để tiếp tục hoạt động.

Chùa Viên Minh là nơi quân và dân Phi Liệt đào hầm ém quân của đại đội Lê Lợi tập kết đánh bốt Phi Liệt. Mảnh đất nơi đây cùng những người con Phi Liệt đã góp danh chung vào trang sử cách mạng của địa phương, để lại những dấu ấn vẻ vang của những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Cũng tại nơi đây ngày 07/8/1949 đã có ba chiến sỹ người làng Phi Liệt bị địch bắt và chúng xử bắn là ba Liệt sỹ Nguyễn Thị Nguyên, Nguyễn Thị Đủ và Đặng Thị Nga.

Với những giá trị lịch sử ấy, ngày 09/02/2010, Chùa Viên Minh đã được UBND thành phố Hải Phòng quyết định xếp hạng di tích lịch sử kháng chiến.

Cán bộ, nhân dân làng VH Phi Liệt nói riêng và nhân dân địa phương nói chung, vinh dự và tự hào về mảnh đất giàu truyền thống lịch sử kháng chiến.

Hàng năm cứ vào ngày 17,18 tháng giêng cán bộ và nhân dân trong làng lại vui mừng phấn khởi mở hội Chùa. Đây cũng là dịp để anh em con cháu các dòng họ trong làng cùng nhân dân địa phương hội tụ về đây nhằm ôn lại những trang sử hào hùng và khắc ghi những chiến tích của mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và cũng là dịp để mỗi người con quê hương về dâng nén hương thơm tỏ lòng thành kính nơi cửa Phật, cầu cho mưa thuận gió hòa, mong mọi sự may mắn, bình an, cầu cho mọi người, mọi nhà an lành hạnh phúc, cùng nhau tưởng nhớ những người con của quê hương đã ngã xuống để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ mảnh đất thân thương, giành độc lập tự do cho dân tộc như ngày nay.

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke