Di tích Chùa Chùa Phúc Minh, xã Quốc Tuấn, huyện An Lão

12 12 2023

in trang

Ngày nay, trải qua bao thăng trầm lịch sử, Chùa Phúc Minh tuy đã được phục dựng và có một số điểm mới, song vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính ở khu nội tự và giữ nguyên ao vườn. Ngay từ cổng tiến vào là ngôi chùa chính các tín đồ Phật giáo có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của khu nội tự với mái ngói đỏ bám đầy rêu phong và các trụ lim vững chắc. Xung quanh là vườn cây, ao cá xanh mát quanh năm góp thêm vẻ thanh bình, tĩnh tại cho ngôi chùa.

Không giống với các loại hình du lịch khác, du lịch tâm linh vừa có ý nghĩa thư giãn lại vừa mang ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng, tìm hiểu về cội nguồn lịch sử, văn hóa bản địa,…Mỗi địa điểm du lịch tâm linh đều mang ý nghĩa khác nhau giúp khách thăm quan có dịp khám phá cũng như hiểu thêm về lịch sử của địa điểm du lịch đó.

Toạ trên mảnh đất thuộc xã Quốc Tuấn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20km theo hướng Tây Nam, chùa Phúc Minh được biết đến là một trong những ngôi chùa cổ kính, có bề dày lịch sử.

 

 

Theo sử truyền, chùa khởi dựng vào cuối thế kỷ 18, trùng tu lớn nhất vào năm Thành Thái thứ 3 (1891) với tổng diện tích 5700m2.

Ngày nay, trải qua bao thăng trầm lịch sử, Chùa Phúc Minh tuy đã được phục dựng và có một số điểm mới, song vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính ở khu nội tự và giữ nguyên ao vườn. Ngay từ cổng tiến vào là ngôi chùa chính các tín đồ Phật giáo có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của khu nội tự với mái ngói đỏ bám đầy rêu phong và các trụ lim vững chắc. Xung quanh là vườn cây, ao cá xanh mát quanh năm góp thêm vẻ thanh bình, tĩnh tại cho ngôi chùa. Tiến sâu vào khu nội tự với nghi ngút trầm hương, các tín đồ Phật giáo được chìm đắm trong vẻ trang nghiêm, thanh tịnh tại nơi thờ tự các vị chư phật, thánh nhân như thờ phật, thờ Cửu Long, thờ Đức Ông và thờ Mẫu Thánh Hiền…. Các pho tượng phật được đúc bằng đồng cao hàng chục tấc, toát vẻ bao dung, từ bi khiến tâm hồn mỗi con người thêm thanh tịnh, xả hết hỉ nộ ái ố chốn hồng trần. Ngự ở vị trí cao nhất là ba ông phất Bụt Ốc. Hình ảnh ba ông ngồi thiền với tâm thái ổn định, nhẹ nhàng thể hiện sự thanh tịnh, giác ngộ, giúp con người thoát khỏi những tai họa, buồn đau, muộn phiền trong trần tục. Ngay dưới ngài là các vị Phật và Bồ Tát Quan Âm được trưng ngay ngắn và trang nghiêm. Ngay phía sau của khu nội tự là khu nhà thờ tổ( thờ cụ sư Thích Phủ Sùng). Toàn bộ sân chùa được lát gạch đỏ, khắp nơi là những chậu hoa đua nhau khoe sắc, toả hương thơm dịu dịu nhẹ nhàng.

 

Chùa Phúc Minh không chỉ là điểm đến của những người con với tấm lòng hướng Phật mà còn là nơi chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử của quê nhà trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Giai đoạn 1930 - 1936:

Đầu năm 1930 ông Hồ Văn Xứng là người lãnh đạo nhóm Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở Hải Phòng về khu vực An Lão tuyên truyền và giác ngộ được 5 người chiến sĩ và được tổ chức thành lập vào ngày 14/01/1930 âm lịch năm Canh Ngọ tại địa điểm chùa Phúc Minh . Trong đó có các ông:

+ Trần Phác Quảng: người Trực Đào (Tức làng Đông Nham)

+ Đỗ Xuân Cộng: người Trực Đào (Tức làng Đông Nham)

+ Vũ Đình Phầu: người Trực Đào (Tức làng Đông Nham)

+ Vũ Văn The: người Trực Đào (Tức làng Đông Nham)

+ Hoàng Khắc Chung (Tổ chức Thanh niên Cách mạng)

Ngày 01/05/1930 ông Trần Công Thái - Bí thư Tỉnh ủy Kiến An về tổ chức cuộc họp tại chùa đổi tên cho Tổ chức Thanh niên Cách mạng và thành lập chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương và phân phụ trách cho các tổ chức ông Trần Khắc Quảng và Đỗ Xuân Động phụ trách vùng An Lão.Còn ông Phầu, ông Chung, ông The phụ trách Thanh niên, nông hội dựa bóng Phật chùa để hoạt động Cách mạng.

Ngày 10/11/1930 chi bộ họp tại chùa. Dựa vào đường lối phương châm của Đảng đấu tranh dưới ba hình thức: Đấu tranh là cơ sở ; Đấu tranh ngoại giao là hỗ trợ; Đấu tranh vũ trang là mũi nhọn .Dưới sự lãnh đạo của chi bộ nông dân nơi đây đã nổi dậy đấu tranh với địa chủ, cường hào đòi ruộng đất giành thắng lợi. Kết quả thu lại được 138 mẫu 4 sào 13 thước từ phía địa chủ, cường hào.

Năm 1936 một cuộc họp tại chùa Phúc Minh được ông Vũ Đình Phấn lãnh đạo sau đó được triển khai đấu tranh với anh em cười hào bá Thuần ở thôn Cẩm Văn và đột kích đốt kho thóc, chuyên chia cho dân thành lợi.

Giai đoạn 1936 - 1945: Phong trào tạm lắng

Giai đoạn: 1945 - 1954:

Ngày 05/01/1946 nhân dân địa phương tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại chùa Phúc Minh

Ngày 22/12/1946 Trung ương ra lời kêu gọi toàn quốc trường kì kháng chiến.

Từ tháng 12/1946 toàn bộ khu vực chùa Phúc Minh là trụ sở bí mật của cán bộ Việt Minh xã - huyện cấp trên về họp và giao nhiệm vụ đấu tranh và đánh địch trên địa bàn xã và huyện. Đúng 5 giờ sáng ngày 25/12/1946 phát động các tổ chức đơn vị bắt đầu cuộc kháng chiến hô hào chặt tre đẵn gỗ kéo rào, sắp vị đóng cọc ngăn sông cách nước... Tất cả cho kháng chiến không tiếc sức người sức của để đào hào, rào làng chiến đấu thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân kết quả kìm được chân giặc 155 ngày đêm.

Tháng 2/1950 thành lập chi bộ Cẩm Long ( ghép của hai xã Cẩm Tứ và Long Chương) được tổ chức thành lập tại chùa Phúc Minh và là nơi tập kết và xuất kích đánh bại chùa Vàng thắng lợi. Ngày 11/05/1940 triển khai đánh miền khu Đồng Trái thắng lợi do ông Đỗ Trọng Rằng và Nguyễn Bá Phương cán bộ huyện đội chỉ huy. Triển khai tiêu diệt lô cốt Hạ Câu thắng lợi và đề ra nhiều chủ trương đấu tranh như chống Phu chống căn, đấu tranh việc tập chung dân đốt trại ngải, tập chung đòi quyền chồng con của phụ nữ.

Trong chiến tranh, nhà chùa và nhân dân vẫn duy trì tu bổ và duy trì lễ hội hàng năm. Trải qua bao biến cố thăng trầm, nhà chùa đã góp công tạo nên thắng lợi lớn cho nước nhà mà vẫn mang trong mình vẻ thanh tịnh, uy nghiêm nơi cửa Phật.

Ngày 28/5/2005 chùa Phúc Minh đã được UBND thành phố Hải Phòng ban hành Quyết định số 177/QĐ-UBND là chùa di tích lịch sử kháng chiến.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của địa phương, địa bàn dân cư được nhân rộng, vị thế chùa Phúc Minh ngày được nâng cao và trở thành trung tâm của các lễ hội, địa điểm giao lưu văn hoá trên địa bàn xã Quốc Tuấn nói riêng và các xã bạn nói chung.  Hàng năm vào dịp mùng 4 tết chùa Phúc Minh lại tổ chức hội chùa thu hút hàng nghìn lượt khách về đây lễ phật cầu sự an lành và cảm nhận sự thanh tịnh nơi đây.

Với bề dày lịch sử và những bước chuyển mình theo dòng sự kiện lịch sử của dân tộc, chùa Phúc Minh luôn khẳng định được vị thế của mình trong các địa danh du lịch tâm linh khác trên địa bàn An Lão. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của ngừoi dân địa phương mà còn là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước, thương dân kiên cường, bất khuất của thế hệ ông cha tới thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke