ĐỀN - CHÙA TRỰC CÁT, PHƯỜNG TRÀNG CÁT, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ĐỀN - CHÙA TRỰC CÁT, PHƯỜNG TRÀNG CÁT, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Địa danh Trực Cát mang sẵn truyền thống lịch sử Bạch Đằng gắn liền với tên tuổi, chiến công của Đức Ngô Vương, chỉ đánh một trận đã dẹp tan đạo quân xâm lược phương Bắc trên vùng biển Đông Bắc mở ra vận hội mới cho vận mệnh của dân tộc sau hơn mười thế kỷ dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Di tích Đền - Chùa Trực Cát nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 13,5 km về phía Đông Nam.


Di tích Khối Quận

ĐÌNH XÂM BỒ, PHƯỜNG NAM HẢI, QUẬN HẢI AN

ĐÌNH XÂM BỒ, PHƯỜNG NAM HẢI, QUẬN HẢI AN

Đức Ngô Vương Quyền sinh năm 898 tại Đường Lâm nay thuộc Sơn Tây (Hà Nội). Ông là con rể và là gia tướng của Dương Đình Nghệ. Khi tên bán nước Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền đem quân từ Ái Châu (Thanh Hóa) về Tổng Binh diệt Kiều Công Tiễn, rồi chỉ huy kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán. Trận Bạch Đằng năm 938 thắng lợi đã mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của nước ta.


Di tích Khối Quận

NÚI CỘT CỜ, PHƯỜNG TRÀNG MINH, QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

NÚI CỘT CỜ, PHƯỜNG TRÀNG MINH, QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Núi Cột Cờ nằm ở phường Tràng Minh, quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng là một trong những thắng cảnh đẹp đã được xếp hạng là di tích lịch sử của TP Hải Phòng năm 2010. Nơi đây có đồi núi, đô thị liền kề, có thảm động thực vật phong phú, đa dạng. Đứng trên điểm cao nhất của dãy núi (điểm cao 145m), chúng ta có thể thấy toàn cảnh Thành phố "Hoa Phượng đỏ", dưới chân núi có dòng sông cổ Cửu Biểu uốn lượn như dải lụa trắng.


Di tích Khối Quận

ĐÌNH ĐỒNG TỬ, PHƯỜNG PHÙ LIỄN, QUẬN KIẾN AN

ĐÌNH ĐỒNG TỬ, PHƯỜNG PHÙ LIỄN, QUẬN KIẾN AN

Theo tư liệu ở viện bảo tàng lịch sử và viện Hán Nôm, đình Đồng Tử đã được các triều vua nhà Nguyễn từ Tự Đức đến Khải Định phong 12 sắc về thần tích, thần sắc


Di tích Khối Quận

ĐÌNH LÃM KHÊ, TDP LÃM KHÊ, PHƯỜNG ĐỒNG HÒA, QUẬN KIẾN AN

ĐÌNH LÃM KHÊ, TDP LÃM KHÊ, PHƯỜNG ĐỒNG HÒA, QUẬN KIẾN AN

Đình Lãm Khê thuộc tổ dân phố Lãm Khê - phường Đồng Hòa - quận Kiến An - thành phố Hải Phòng. Là nơi thờ đức Nam Hải Đại vương – Phạm Tử Nghi.


Di tích Khối Quận

ĐÌNH ĐỐNG KHÊ, PHƯỜNG ĐỒNG HOÀ, QUẬN KIẾN AN

ĐÌNH ĐỐNG KHÊ, PHƯỜNG ĐỒNG HOÀ, QUẬN KIẾN AN

Đình Đống Khê trước đây là đình làng Đống Khê nay thuộc tổ dân phố Đống Khê - phường Đồng Hòa - quận Kiến An - thành phố Hải Phòng. Là nơi thờ Thành hoàng Cao Sơn Quốc Trụ Đại Vương Nơi đây còn bảo tồn và lưu giữ những giá trị truyền thống văn hóa lâu đời, hướng tới chân, thiện, mỹ những truyền thống quý báu của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”.


Di tích Khối Quận

TỪ ĐƯỜNG DÒNG HỌ PHẠM ĐỨC, PHƯỜNG TRÀNG MINH, QUẬN KIẾN AN

TỪ ĐƯỜNG DÒNG HỌ PHẠM ĐỨC, PHƯỜNG TRÀNG MINH, QUẬN KIẾN AN

Từ Đường dòng họ Phạm Đức, phường Tràng Minh, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng được khởi dựng vào thế kỷ thứ XV từ khi khởi dựng đến nay qua nhiều lần xây dựng và tôn tạo nhưng vẫn giữ được giấu tích cổ. Qua kết quả nghiên cứu khảo cổ học cho thấy những di chỉ chứng minh sự tồn tại của con người trên mảnh đất Kiến An - An Lão từ Nhà nước Văn Lang ra đời.


Di tích Khối Quận

ĐÌNH NIỆM NGHĨA, QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ĐÌNH NIỆM NGHĨA, QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Cũng giống như nhiều ngôi đình làng Việt Nam khảo, đình Niệm nghĩa là một công trình kiến trúc nghệ thuật khá to lớn và đồ sộ, nơi tôn thờ thần thành hoàng và sinh hoạt văn hóa xã thôn. Niệm Nghĩa là tên của làng xã đã tạo dựng nên ngôi đình cổ kính và đẹp đẽ này. Nhân dân quanh vùng thường gọi đình với cái tên trìu mến là đình Niệm hay đình làng Niệm. Đình Niệm nghĩa, nay thuộc địa bàn thôn Niệm Nghĩa xã Vĩnh niệm huyện An Hải, thành phố Hải Phòng Theo Danh sách số lượng và sự thay đổi của các tổng xã, thôn của huyện An dương và An Hải dưới triều Nguyễn (1802 - 1945) của sách “Địa chỉ Hải Phòng” xuất bản năm 1990 thì Niệm Nghĩa là tên một xã thuộc tổng An dương huyện An Dương. Tổng An Dương có 8 xã: An Dương, Đôn nghĩa, Vĩnh Niệm, Tê chữ, Hoàng nai, Hoàng mai, Niệm nghĩa, Trang quán.


Di tích Khối Quận

Thong ke