Chùa Hang, phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn (Hang Pagoda, Hai Son ward, Do Son district)
26 07 2023
in trang
1. Tên gọi, lịch sử di tích liên quan đến địa phương (Locality-related monument names and histories)
Chùa có tên chữ là Cốc tự, trước thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương; nay thuộc phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
(The pagoda, known by its Chinese name of Coc Tu, was formerly located in the Van Tac area, Do Son commune, Nghi Duong district, Kinh Mon palace, Hai Duong religion; it is now currently a part of Hai Son ward, Do Son district, Hai Phong city)
Như tên thường gọi của chùa, các bậc tiền nhân đã lấy một hang đá trên núi Vạn Tác (bản đồ quân sự ngay nay gọi là đồi 186m) để lập chỗ tu hành. Chùa Hang là ngôi chùa thiên tạo độc đáo của Đồ Sơn, gần khu I trông ra biển và con đường bộ chạy ngang qua mặt chính ngôi chùa hiện nay. Theo truyền ngôn, chùa Cốc Tự có từ trước công nguyên. Một nhà sư tên Bần, người xứ Thiên Trúc theo thuyền đi truyền bá đạo Phật đã đến cư trú tại hang và mở chùa này. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng Nê Lê, nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta chính là ở khu vực Đồ Sơn. Người dân Đồ Sơn vẫn truyền tụng: Sư Bần còn dựng chùa Bần trên núi Mẫu Sơn, sau đó Người viên tịch tại chùa Hang.
(The ancestors used a rock cave on Van Tac Mountain, which the military now refers to as hill 186m, to establish a location for practise. Do Son's Hang Pagoda is a distinctive naturally built pagoda that overlooks the sea and the road that cuts across its main face. It is located close to Area I. Coc Tu Pagoda is said to have existed in BC. Monk Ban, a Thien Truc native who travelled by boat to spread Buddhism, settled in the cave, and established this pagoda. According to numerous researchers, the Do Son region was where Ne Le, the first site Buddhism was taught to our country, took place. Do Son people still say: Monk Ban still built Ban pagoda on Mau Son mountain, then he passed away at Hang pagoda)
Trong nhiều năm trở lại đây, việc xem xét nghiên cứu về sự du nhập của Phật giáo vào nước ta đã bắt đầu có lời giải hợp lý hơn: trước đây, các học giả nổi tiếng như Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh...đều cho rằng: “Đạo Phật từ Trung Quốc truyền đến nước ta cuối thời Đông Hán. Cụ Phan Kế Bính viết trong sách Việt Nam phong tục...đạo Phật thịnh hành ở Ấn Độ và truyền bá sang Tầu, sang ta. Khi những đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật phát đạt ở bên Tầu, cho nên người mình cũng theo về đạo ấy”. Nhìn chung, nhiều quan điểm của các bậc lão làng đều đánh giá về con đường truyền bá đạo Phật vào nước ta, như cụ Đào Duy Anh cho rằng: Phái Tiểu Thừa do phương Nam (Nam tông) mà truyền sang Xiêm La, Cao Man tuy giữ theo chính truyền của Thích Ca, nhưng vì câu nệ quá thành ra hẹp hòi, cằn cỗi tán đi. Phái Đại Thừa thì do phương Bắc (Bắc tông) truyền sang Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Cao Ly, Nhật Bản. Trải qua nhiều lần biến cải mà nghiễm nhiên thành một tôn giáo mới gọi là giáo Adiđà.
(Recent years have seen the development of a more logical explanation for the study of Buddhism's entry into our nation. In the past, eminent scholars like Phan Ke Binh, Tran Trong Kim, and Dao Duy Anh claimed that Buddhism entered our nation from China at the end of the Eastern Han Dynasty. In his book Vietnamese customs, Mr. Phan Ke Binh noted that Buddhism originated in India and expanded to China and the United States afterward. Our own people adopted it when Confucianism, Taoism, and Buddhism flourished in China. According to Dao Duy Anh, the South (Theravada) Man transmitted the Theravada sect to Siam and Cao, but because he was too strict, he became narrow and barren. In general, many elders have opinions about how to spread Buddhism throughout our nation. The Northern (Northern Buddhism) sect passed the Mahayana sect on to Tibet, China, Vietnam, Goryeo, and Japan. It naturally transformed into a new religion known as the Amitabha faith after going through numerous transformations.)
Có học giả dựa vào tài liệu Trung Hoa nói rằng ở Giao Châu tại thành NeLe có bảo tháp của vua ASOKA và học giả đó xác định thành NeLe mà sử liệu Trung Hoa nói tới đó là Đồ Sơn hiện nay.
(According to a scholar using Chinese papers, the current Do Son is the NeLe citadel, which Chinese historical records identify as the location of the stupa of King ASOKA, which is located in Giao Chau.)
Nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá địa phương Ngô Đăng Lợi căn cứ vào di tích chùa Hang (Cốc tự) và chùa trên đỉnh núi Mẫu Sơn ở Đồ Sơn, cùng truyền ngôn của các cố lão ở đây kể về vị sư người Thiên Trúc, dân gọi là sư Bản đã dựng nên chùa trên núi Mẫu Sơn, sau viên tịch ở chùa Hang - cùng di tích liên quan đã góp phần khẳng định: Xứ Đông (là tên thường gọi của tỉnh Hải Dương xưa) với Phật tích Nê Lê: Đồ Sơn là nơi đầu tiên của nước ta tiếp thu Phật giáo. Từ NeLe truyền lên Luy Lâu, từ Luy Lâu truyền sang Lạc Dương và Bành Thành Trung Quốc.
(Based on the relics of Hang Pagoda (Coc Tu) and the pagoda on the top of Mau Son mountain in Do Son, as well as the local legends about the Thien Truc monk, local cultural historian Ngo Dang Loi has been able to confirm that: Xu Dong (the common name of ancient Hai Duong province) with Buddha Tich Ne Le: Do Son is the first place in the country where the Buddha Tich Ne Le was born. From NeLe to Luy Lau, Luoyang, and Peng Thanh China are reached from Luy Lau)
2. Đường đến di tích (Access Road to the ruin)
Từ Bưu điện trung tâm thành phố Hải Phòng, có tuyến xe buýt chạy liên tục tuyến Hải Phòng - Đồ Sơn và ngược lại, theo đường 353 (đường Phạm Văn Đồng) đến Uỷ ban nhân dân quận Đồ Sơn. Từ đó, chạy thẳng tiếp lên đến gần Quảng trường 15/5 thì rẽ phải, Chùa Hang ngay đầu đoạn đường.
(There is a bus route that runs continually along the 353 road (Pham Van Dong Street) to the People's Committee of the Do Son district from Hai Phong's central post office and vice versa. From there, travel straight up until you reach Square 15/5, at which point you should turn right and follow the route to Hang Pagoda).
Di tích toạ lạc tại Khu I, phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 22 km về hướng Đông Nam.
(The artefact is situated about 22 kilometres southeast of Hai Phong's city centre in Zone I of the Hai Son ward in the Do Son district).
3. Nhân vật lịch sử liên quan đến Di tích (People throughout history who are connected to monument).
Ngoài những quan điểm của các học giả nổi tiếng ở Việt Nam và nước ngoài đánh giá về những bước du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, xung quanh ngôi chùa Hang thì dân làng (vốn là gốc làng chài - vạn chài) kể lại: thuở xưa vào cuối đời Hùng Vương, ở đây có một vị sư tên Bần, người Ấn Độ lập bàn thờ Phật và tu ở trong chùa Hang - núi Đồ Sơn, cuối đời, nhà sư cũng viên tịch tại chính hang núi này.
(The people (who were originally from the fishing hamlet) recalled the steps of Buddhism's entry into Vietnam in addition to the opinions of well-known scholars from Vietnam and beyond. This was done around the Hang pagoda. A monk by the name of Ban lived and practised in the Hang Pagoda-Do Son mountain during the final years of Hung Vuong's reign. The monk passed away in this particular mountain cave at the conclusion of his life).
Về cây gậy pháp Đức Phật Quang ban cho Đồng Tử, ngoài việc cứu sống Tin thế những người đã chết dịch ở Đa Hoà, Chử Xá còn thấy ở thần tích miếu Thị Đa, ở làng Cốc Liễn, xã Minh Tân, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Theo thần tích, Khi bà Đa người làng này, có người con duy nhất ra bờ sông bị chết đuối, bà kêu khóc thảm thiết, vừa lúc đó có một thầy chùa đi qua, đã dùng cây gậy thần cứu sống con bà Đa. Nhà sư sau khi được xin tên để được thờ sống đã dặn: cứ gọi ta là Đông Yên. Về sau, dân làng tìm về Đông Yên mới rõ, người đó là Chử Đồng Tử.
(In relation to the staff of Buddha Quang handed to Dong Tu, they were also discovered in the remnants of Thi Da temple, in Coc Lien hamlet, Minh Tan commune, Kien Thuy district. They are said to have saved the lives of those who perished in Da Hoa and Chu Xa due to the epidemic. The story goes that Mrs. Da of this hamlet sobbed terribly when her only child drowned on the riverbed, but just then a monk walked by and used a magic stick to save his life. When asked for his name to be worshipped alive, the monk responded, "Just call me Dong Yen." The locals afterwards discovered Dong Yen to learn that Chu Dong Tu was that person).
Tại miếu thờ thờ thần Đông Yên ở làng Cốc Liễn hiện nay còn lưu giữ 20 đạo sắc phong từ đời Lê Vĩnh Tộ Thần Tông 1628 đến trước đời Khải Định 1916-1925. Từ thần tích miếu Thị Đa làng Cốc Liễn đến thần tích quận Đồ Sơn có tên cũ là Nêlê, có dấu tích Phật giáo đầu tiên của nước ta, gồm cả dấu tích phi vật thể và dấu tích vật thể.
(There are still 20 appointed ordinations from the reign of Le Vinh To Than Tong 1628 to before the reign of Khai Dinh 1916-1925 at the temple in Coc Lien village that worships the god Dong Yen. The first remnants of Buddhism in our nation may be seen everywhere, from the Thi Da temple in Coc Lien hamlet to the fairy in Do Son district, originally known as Nele).
4. Khảo tả Di tích (Monument Survey).
Đúng như tên gọi của chùa: nghi lễ nơi thờ tự được bày đặt trong lòng hang đá ven sườn núi cao 35m, rộng 7m, được chia làm hai bậc thềm trong - ngoài. Bậc thềm phía ngoài diện tích gần 23m, bậc thềm trong cao hơn khoảng 0,5m, lòng hang có hình thang xuyên sau thẳng vào trong núi, có độ dài 25m, phía sâu trong lòng hang chỉ cao 1,2m, rộng 1,3m.
(True to the pagoda's name, the ritual site of worship is situated inside a rock cave that is 35 metres high, 7 metres wide, and separated into two steps inside - outside. The cave has a trapezoidal shape that runs straight into the mountain, with a length of 25m, and the inside of the cave is only 1.2m high and 1m3 broad. The outer stairs have an area of over 23m, while the inner steps are about 0.5m higher).
Chùa có bàn thờ đá thờ tượng A Di Đà, bát hương đá xưa, nay vẫn còn. Nếu tính mốc thời gian vào ngày 25/3/1990 là ngày dân khôi phục dân từng bước hoạt động của ngôi chùa đã một thời gian bị lãng quên nay đã được biết đến, đây là chùa thiên tạo có từ rất sớm của Đồ Sơn. Cảnh chùa còn giữ được nhiều nét sơ khai nguyên thuỷ như cách bài trí thờ tự: tượng nhất pho, bầu đá, bát hương đá như để thích ứng với điều kiện khí hậu ẩm của vùng biển như Đồ Sơn đồng thời với sự truyền bá Phật Giáo vào vùng đất này.
(The Amitabha statue, a historic stone incense bowl, is worshipped on a stone altar in the pagoda. This is a very early Thien built pagoda of Do Son if the history starts on March 25, 1990, the day the people gradually restored the operation of the temple, which had been ignored for a while and is now known. In order to adapt to the humid temperature of the sea like Do Son and at the same time spread the message, the pagoda scene still has many primitive traits like the worshipping arrangement: Nhat pho statue, stone gourd, and stone incense bowl. Buddhism was introduced here)
Ngoài di vật tượng Phật bằng đá, ở chùa Hang còn tồn tại một giếng nước cổ-tương truyền nhà sư từ Ấn Độ Phật Quang đã dùng nước ngọt từ giếng này. Đây chính là dấu tích còn lại của ngôi chùa cách thời đại ngày nay hơn 20 thể kỷ.
(In Hang Pagoda, in addition to the relic of the stone Buddha image, there is also an old well; it is reported that Phat Quang, an Indian monk, used the pure water from this well. These are the remnants of the temple, which dates back more than 20 centuries).
5. Công trình di tích có liên quan (Related monument construction)
Bên cạnh ngôi cổ tự nằm sâu trong hang núi 25m, được phép của chính quyền cơ sở, nhân dân địa phương và thành hội Phật giáo Hải Phòng đã kiến thiết nhà thờ tổ, nhà mẫu tại khu đất vốn là trường bắn của công an, góp phần tạo ra một quần thể sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Công trình nhà Tổ, nhà Mẫu kết cấu bằng vật liệu gỗ, gốm cổ truyền, bố cục mặt bằng kiểu chữ nhất, mặt chính quay hướng Đông, dựa vào sườn đồi phía Tây Bắc, nên có độ cao trên 3m so với nền đường giao thông. Đây là một công trình kiến trúc phục dựng theo nghệ thuật trang trí thời Nguyễn cuối thế kỷ XX; có 3 gian, 4 hàng cột, được gia công khá công phu tỉ mỉ. Từng chi tiết trên cấu kiện gỗ, kết cấu vì nóc kiểu giá chiêng như thường thấy trong nhiều công trình văn hoá thờ cúng khác. Tại nội thất của công trình nhà Tổ có các ban thờ, khám tượng, các nhân vật lịch sử đã từng được nhắc đến do có cả thời gian gắn bó với mảnh đất Đồ Sơn trong quá khứ và lịch sử hình thành vùng đất này như:
(With the permission of the local government, residents and the Hai Phong Buddhist Association built the Ancestral House and the Mother Goddess House next to the ancient temple, which was previously a police shooting range. This helped to build a community of cultural and religious activities among the locals. The ancestral house, model house, has a layout that is mostly typographic, is constructed with traditional wood and ceramic materials, and has a height of more than 3 metres above the traffic on the roadbed. The main face of the house faces east and leans against a northwest hillside. There are three compartments and four rows of columns in this finely crafted architectural restoration that was done in accordance with the decorative arts of the Nguyen Dynasty at the turn of the 20th century. Every little thing about the wooden building, which has a gong-style roof that is common in many other religious and cultural structures. The interior of the ancestral home contains altars, statues, and historical personalities who are mentioned due to their association with the Do Son land in the past and the construction of this area, including:)
- Sư Bần, sư Phạm Ngọc lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống đô hộ nhà Minh (Monk Ban, Monk Pham Ngoc - a leader of the uprising against Ming domination).
- Ban thờ, tượng Chử Đồng Tử (The altar and the statue of Chu Dong Tu).
- Ban thờ đức Trần Triều, Tam toà thánh mẫu (The altar to worship Tran Trieu, the Triad of Mother Goddess).
6. Những di vật có liên quan đến Di tích (Artefacts associated with the Monument).
1. Pho tượng sư tổ (tên Bần) bằng đá xanh, cao 0,59cm toạ thiền trên đài sen, tóc quăn thành từng búi, tai dài; tượng trong thế khoanh chân kiết tường, lộ bàn chân phải (A statue of the ancestor (monk Ban) fashioned of green stone, 0.59 cm tall, with long ears and bunned hair, sitting cross-legged and displaying his right foot)
2. Bát hương đá: tạo hình thành thế chân vạc đặt trước bàn thờ sư tổ (A stone incense bowl, which serves as the cauldron's foot and is positioned in front of the ancestral altar).
3. Chiếc giếng nước cổ: ở sâu trong lòng chùa Hang, tương truyền nhà sư Bản người Ấn Độ đã dùng nước ở giếng này (The historic well: It is reported that the Indian monk Ban drank water from this well, which is located deep inside Hang Pagoda).
Liên quan đến lịch sử di tích chùa Hang, Đồ Sơn còn có tập thơ chữ Hán, đã được dịch ra chữ quốc ngữ của tác giả người Đồ Sơn Hoàng Xuân Hoàn cần được sưu tầm và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng, để giúp cho mọi người hiểu rõ giá trị thực tiễn của di tích nơi đây. (Hoang Xuan Hoan, a Do Son author, has a collection of Chinese poems about the history of the Hang Pagoda relic that should be collected and widely circulated in the neighbourhood so that everyone can understand the practical significance of the monument in this place).
7. Giá trị lịch sử văn hoá của Di tích (The Monument's historical and cultural significance)
Chùa Hang được các nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá ở Hải Phòng và toàn quốc quan tâm nhiều do bản thân di tích hàm chứa nhiều vấn đề cơ bản của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay; trong việc ứng dụng các giá trị văn hoá Phật giáo với sự phát triển bền vững của đất nước hiện nay.
(Because the relic itself holds many important questions about Buddhism in contemporary Vietnamese society and the application of Buddhist cultural values to the sustainable development of the nation today, Hang Pagoda is of considerable interest to cultural history researchers in Hai Phong and across the country).
Chùa Hang Đồ Sơn, miếu Thị Đa ở làng Cốc Liễn là những di tích quan trọng chứng minh cho quá trình khởi đầu du nhập vào nước ta của đạo Phật bằng đường biển - khoảng cuối thời đại các vua Hùng dựng nước, Phật giáo đã du nhập vào đất Việt và có lẽ, nơi tập kết đầu tiên là di tích chùa Hang (Cốc tự) và ngôi chùa trên đỉnh Mẫu Sơn ở Đồ Sơn
(Around the end of the Hung Kings' era, Buddhism was introduced into Vietnam, and it's possible that the first gathering place was the relic of Hang Pagoda (Coc Tu) and the temple on the top of Mau Son in Do Son. Other significant monuments supporting the beginning of Buddhism's introduction into our country by sea include Thi Da Temple in Coc Lien village and the Do Son Cave Pagoda).
Hiện nay, chùa Hang Đồ Sơn đã được cải tạo để có thể giúp du khách ghé thăm được thuận tiện và cũng an toàn hơn. Chùa được xây dựng với ba tầng với ba chức năng khác nhau. Khuôn viên của ngôi chùa tràn ngập cây xanh, cũng chính bởi vậy mà du khách khi đi dạo tại chùa Hang Đồ Sơn sẽ cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Hơn nữa, cảnh quan bên ngoài ngôi chùa có nhiều pho tượng Phật, tượng Quan âm bồ tát, các không gian mang đậm nét văn hoá cổ truyền của người Việt, các góc check in chụp hình độc đáo mới lạ. Hàng năm, ngôi chùa thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan, chiêm bái. Trở thành một trong những điểm đến không thể bỏ lỡ khi du khách đến với Khu du lịch biển Đồ Sơn.
(The Hang Do Son pagoda is now undergoing renovations to improve tourist convenience and safety. The pagoda was constructed with three stories serving three distinct purposes. Visitors will feel cool and at ease as they stroll about the Hang Do Son Pagoda due to the campus' abundance of green trees. Additionally, there are numerous Buddha statues, Bodhisattva Guan Yin statues, areas infused with traditional Vietnamese culture, and brand-new check-in corners along the exterior of the temple. Thousands of thousands of people come to the temple each year to worship. Become one of the places that guests to Do Son Beach Resort should not miss).
Với những giá trị về văn hoá và lịch sử còn mãi cùng cảnh quan thiên tạo từ ngàn đời, Chùa Hang Đồ Sơn đã được UBND TP Hải Phòng xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp thành phố năm vào năm 2010 (With enduring cultural and historical values and natural landscapes from thousands of generations, Hang Do Son Pagoda was ranked as a city-level cultural and historical relic by the People's Committee of Hai Phong in 2010).
Thành đoàn Hải Phòng