CHÙA VẼ, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN

19 08 2023

in trang

Chùa xưa tên Bà Ni Tự, sau đổi Hoa Linh Tự, thường gọi là chùa Vẽ, tọa lạc ở đường Đà Nẵng, phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Mặt chùa hướng Đông Nam.


  1. Giới thiệu khái quát về chùa Vẽ

Chùa Vẽ là ngôi chùa thờ Phật thuộc phường Đông Hải 1, quận Hải An, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 10km. Chùa Vẽ có tên chữ là Hoa Linh Tự, gắn liền với những sự kiện oanh liệt chống ngoại xâm của quân dân ta trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Vương Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 1287- 1288 của quân dân ta thời Trần. Truyền sử địa phương ghi rõ các thám tử của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã sử dụng ngôi chùa này để quan sát đồn trại giặc và vẽ sơ đồ chuẩn bị cho trận đánh Bạch Đằng năm 1288 thắng lợi. Ngoài tên chữ là Hoa Linh Tự, chùa còn có tên nôm, rất phổ biến trong nhân dân quanh vùng là chùa Vẽ.

Từ khi chùa Vẽ được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử- văn hóa và được đưa vào khai thác phục vụ du lịch tham quan di tích của thành phố Hải Phòng thì lượng khách quốc tế đến tham quan ngôi chùa ngày càng nhiều, đặc biệt là du khách đến từ Trung Quốc và châu Á.

Ngày nay chùa Vẽ cùng Sở văn hóa thông tin thành phố Hải Phòng đã cho ấn hành trên bản đồ và các sách hướng dẫn giới thiệu về di tích tới đông đảo quần chúng nhân dân được biết. Để từ đó thu hút du khách trong nước và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu về cảnh chùa. Đặc biệt vào ngày giỗ Đức Thánh Trần (20/8 âm lịch) thì lượng khách về tham dự lễ hội rất đông. Không chỉ có người dân địa phương mà còn có khách thập phương đến từ các tỉnh thành khác.

Sự kiện chùa Vẽ được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử- văn hóa năm 1994, cùng với việc đưa di tích vào hoạt động du lịch tham quan thắng cảnh trên thành phố Cảng Hải Phòng đã có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với địa phương và khu vực. Từ đây ngôi chùa ngày càng được bảo tồn, phát huy những giá trị của mình. Góp phần vào sự minh chứng và xây dựng một nền “văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

  1. Những vấn đề lịch sử chung của di tích

Trong nền văn minh thôn dã Việt Nam, hình ảnh ngôi chùa thờ phật từ lâu đời đã gắn bó với đời sống tâm linh của cư dân dất Việt từ lâu đời. Nguồn sử liệu thành văn đã cho biết, Phật giáo được truyền bá vào nước Việt đã vào khoảng thế kỉ 1-2 sau công nguyên. Đất của vua, chùa của làng, hay đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt. Nguyền ngữ Sanscrit, budha (đấng giác ngộ) được phiên âm là Bồ Đà rút gọn là Bụt. Trong văn hóa dân gian, hình ảnh ông Bụt luôn hiện lên như một vị thần nhân hậu, luôn ra tay cứu giúp người nghèo qua cơn khổ nạn, vì thế mới “hiền như bụt”.

“Trẻ vui nhà, già vui chùa”, Phật giáo đã hóa thân vào nền văn hóa dân gian nước ta, thể hiện nguyện ước nhân sinh thế giới quan của cư dân nông nghiệp Việt Nam, những mong “ở hiền gặp lành” mưa gió thuận hòa cho dân khang, vật thịnh đất nước thái bình. Lịch sử Việt Nam ghi nhận kỷ nguyên văn hóa Lý-Trần rực rỡ, Phật giáo đã từng coi là quốc giáo. Thời đại anh hùng, trong chiến đấu bảo vệ giang sơn Đại Việt đã xuất hiện những quốc sư Ngô Chân Lưu, thiền phái Trúc Lâm, đứng đầu là vua Trần Nhân Tông và các đệ tử Pháp Loa, Huyền Quang tu luyện tại chùa Yên Tử Sơn- Quảng Ninh ngày nay. Khảo sát tôn giáo tín ngưỡng địa phương vùng duyên hải Hải Phòng cho thấy chưa có tài liệu thành văn khẳng định thời điểm xuất hiện của kiến trúc ngôi chùa thờ Phật trong các làng xã. Nhưng xét qua truyền thống lịch sử về nữ tướng Lê Chân, người có công đầu trong việc khai lập vùng đất ngày nay được gọi là Hải Phòng. Truyền thuyết lịch sử kể rằng: tại vùng Đông Triều trang An Biên có một gia đình mộ đạo, hay lên chùa cầu tự, sinh hạ được một người con gái, về sau làm nên nghiệp lớn. Từ Đông Triều Lê Chân đã di cư mở mang khai khẩn vùng đất mới, lập thành làng xóm, tên làng và ngôi chùa thờ Phật vẫn gọi theo tên cũ: An Biên trang, chùa Vẻn. Rất có thể chùa An Biên do dân trang lập ra lúc đầu nhỏ bé sơ sài địa hình thay đổi nhiều nhưng đánh dấu về điểm xuất phát đầu tiên của Phật giáo Hải Phòng đến ngày nay. Mối liên quan của Phật giáo Hải Phòng với chốn tổ của thiền phát Trúc Lâm (Yên Tử) đã được duy trì từ lâu. Vị thiền sư tổ của chùa Đông Khê (Nguyệt Quang Tự) là chính thống dòng dõi Trúc Lâm. Tại chùa Dư Hàng (tên chữ là Phúc Lâm Tự) hàng năm vào tháng 11 âm lịch, bản chùa kỷ niệm húy nhật vị sư tổ đệ nhất Điều Ngự và vị sư tổ đệ tam Huyền Quang Lý đao tái. Từ đó có thể suy ra mối liên hệ giữa thiền phái Trúc Lâm tam tổ với ngành Phật giáo Hải Phòng ngày nay vốn có cùng nguồn gốc.

Lại nữa, thần tích về hai vị công thần làng Vĩnh Khê, huyện An Dương (nay là An Hải) có một chi tiết đáng lưu ý: “Đời Trần Dụ Tông (1341-1369) có ông Vũ Quỳnh vốn người Châu Ái, có công giúp dân trang diệt trừ giống yêu quái hay hãm hại đàn bà, trẻ con trong vùng. Nhân ngày nhàn rỗi, ông dạo chơi ngắm cảnh, thấy ngôi chùa làng lâu ngày bị mưa gió hủy hoại, bèn cùng dân xã quyên góp công của trùng tu cảnh chùa, tạc tượng, đúc chuông, nhân đó lại đặt tên chùa. Những cứ liệu đã dẫn, góp phần xác định thời điểm cội nguồn đạo Phật cùng ngôi chùa làng ở vùng Hải Phòng ngày nay. Trong bối cảnh chung từ sau công lịch và trên cơ sở làng xã được thiết lập từ thế kỷ 10 (sau chiến thắng Bạch Đằng 938 của Ngô Quyền) trở đi, lẽ tất nhiên làng xã phát triền, ngôi chùa cũng được khai lập. Bản thân chùa Hoa Linh Tự phường Đông Hải 1 bây giờ ngoài truyền thuyết lịch sử liên quan đến đời Trần thế kỷ 13 (qua huyền sử vẽ bản đồ của Trần Hưng Đạo) mà chúng ta đã biết. Ngay trước sân chùa, ven hồ nước còn sót lại cây trúc dài bằng đá (niên đại Lê Chính Hòa (1680-1705)), phần chữ còn đọc rõ, niên bị mờ, ghi rõ địa giới, ý nghĩa tên chùa, giúp cho chúng ta đoán định thời gian phát triển của chùa vào đầu thế kỷ 17 là phù hợp. Nhận xét về lai lịch, quy mô kiến trúc của bản chùa sở tại (Hoa Linh Tự), Hòa Thượng Kim Cương Tử, trước đây lãnh đạo Phật giáo Hải Phòng (nay trụ trì tại chùa Trấn Quốc Hà Nội) đã nói: “…Từ xưa, chùa Vẽ (Hoa Linh Tự) đã trở thành một cảnh Phật lớn, có chứa kinh sách, tuy chùa cảnh rung rinh, nhưng không thành sơn môn chiến tổ lớn”.

Thời gian tồn tại quy mô kiến trúc cảnh quan thiên nhiên của chùa Vẽ thật bề thế, từ lâu đã được ghi nhận qua ngạn ngữ cổ vùng Hải An: Gạo chùa Đông, thông chùa Đà, đa chùa Vẽ, đều là những ngôi chùa lớn, nổi tiếng xưa nay ở Hải Phòng đã góp phần ghi nhận của công trình văn hóa tín ngưỡng của các ngôi chùa cổ tích nói trên.

  1. Nghệ thuật trong kiến trúc của chùa Vẽ

Chùa Vẽ (Hoa Linh Tự) có quy mô kiến trúc cảnh quan rộng lớn, cổng nhỏ hai tầng đao mái chữ đề Hoa Linh Bảo Tự mới tu tạo như nhắc nhở du khách hãy trân trọng trước ngôi chùa được liệt kê vào hạng cổ tích của Hải Phòng bây giờ.

Con đường nhỏ lát gạch dẫn thẳng đến sân nhà khách 5 gian, rẽ tay trái là nhà tổ, rẽ tay phải là qua sân lát gạch cổ Bát Tràng, bao quanh sân là dải tường hoa, cây cảnh. Đây là khuôn viên chính của tòa Phật điện to lớn, sừng sững trên ba lớp thềm bậc đá cao xanh 0,85m, đứng song hành hành ngang với dãy nhà khách, nhà tổ và vườn tháp của chùa. Phía trước 3 dãy kiến trúc chính của ngôi chùa (quay hướng Đông Nam) gồm tòa Phật Điện có một giếng đất tròn, nước xanh trong, in bóng nhiều loài cây xanh bóng mát như bàng, đa, si đang độ tươi tốt. Vì khuôn viên rộng rãi, chạy dài theo hàng ngang phía trước có bóng nước, vườn hoa cảnh, xung quanh lại trồng nhiều cây ăn quả như chuối, đu đủ, hồng… Nên đã tạo nên cho chùa cảnh một nét phong quang, u tịch mà vẫn gắn với đời thường.

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke