ĐỀN - CHÙA TRỰC CÁT, PHƯỜNG TRÀNG CÁT, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

19 08 2023

in trang

Địa danh Trực Cát mang sẵn truyền thống lịch sử Bạch Đằng gắn liền với tên tuổi, chiến công của Đức Ngô Vương, chỉ đánh một trận đã dẹp tan đạo quân xâm lược phương Bắc trên vùng biển Đông Bắc mở ra vận hội mới cho vận mệnh của dân tộc sau hơn mười thế kỷ dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Di tích Đền - Chùa Trực Cát nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 13,5 km về phía Đông Nam.


Thôn Trực Cát, xã Tràng Cát, nay là phường Tràng Cát, quận Hải An nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng. Trong quá trình khai hoang, lấn biển, xây dựng làng xóm, người dân mảnh đất cuối chua đầu mặn đã dựng lên những công trình tôn giáo, tín ngưỡng, nơi dân làng gửi gắm niềm tin và ước muốn về một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhờ mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các công trình văn hóa, tín ngưỡng được người dân Trực Cát xây dựng trên mảnh đát quê hương mình, như ngôi đền thờ vị anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyền được dân làng gọi là từ Cát. Ngôi chùa làng thờ Phật, mang tên chữ Phúc Khánh tự và ngôi đền chung của dân làng. Từ bao đời nay, những công trình tín ngưỡng, tôn giáo này đã gắn liền với cuộc sống của người dân Trực các giai đoạn lịch sử, khai lập làng xã, đấu tranh cách mạng, giải phóng quê hương, cùng bền vững, tồn tại trước bão tố, phong ba.

Năm 938 Ngô Vương Quyền sau khi tiêu diệt tên phản bội Kiều Công Tiễn, đã nhanh chóng hành quân về vùng biên đông bắc (Hải Phòng - Quảng Ninh) đê bộ trị trận địa đón quân Nam Hán kéo sang xâm lược nước t Quyên) cho biết, nhân dân huyện An Dương theo giúp băng đường biển. Thần tích đền Gia Viên (Quận Ngô việc quân đông nhất. Năm Tự Đức thứ 33 (1880) phong cho sáu tông gôm 17 xã ở vùng An Dương thờ Ngỗ Quyền làm thành hoàng. Đó là các tông Lương Xâm, Trung Hành, Trực Cát, Đông Khê, Hạ Đoạn, Gia Viên.

Địa danh Trực Cát mang sẵn truyền thống lịch sử Bạch Đằng gắn liền với tên tuổi, chiến công của Đức Ngô Vương, chỉ đánh một trận đã dẹp tan đạo quân xâm lược phương Bắc trên vùng biển Đông Bắc mở ra vận hội mới cho vận mệnh của dân tộc sau hơn mười thế kỷ dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.

Di tích Đền - Chùa Trực Cát nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 13,5 km về phía Đông Nam.

Theo tư liệu địa phương thì Từ Cả (Lương Xâm) là đại bản doanh. Từ Cát (đền Trực Cát) được coi là " Hải đồn biên phòng" để bảo vệ đại bản doanh. Hiện nay ở Trực Cát vẫn còn một khu đất rộng, gọi là Vườn Đồng nơi này ngày xưa là vườn trồng rau, chăn nuôi gia súc của quân sĩ Ngô Vương, nay thuộc nông trường Thành Tô - Hải Phòng giáp ranh di tích.

Đền và chùa Trực Cát ở liền nhau, cây cối um tùm, xanh tốt, nhìn từ xa như một quả núi che chắn giữa của sông và đồng ruộng. Trước cửa chùa Trực Cát có một bến thuyền nổi tiếng trong vùng, thuận tiện cho việc giao lưu giữa các địa phương với các vùng khác ở khu vực Hải An, Kiến Thụy, Thuỷ Nguyên. Ngay phía sau khu vực đền - chùa là sân bay Cát Bi và đất đai thuộc nông trường Thành Tô đã từng là khu vực vành đai trắng của quân Pháp bảo vệ khu vực sân bay quân sự Cát Bi. - chùa Trực Cát với địa thế lợi hại cùng với nhân dân trung kiên, một lòng hướng về cách mạng đã góp phần cùng cả nước giành thắng lợi. Trong hai cuộc chùa Trực Cát là cơ sở đi vê hoạt động của lực lượng du kích Hải Phòng, mảnh đất Trực Cát đã chịu nhiều mất mát đau thương sau những lần giặc vây ráp, khủng bố giải phòng, dân làng Trực Cát lại trở về tiếp tục công hòng truy lùng cán bộ kháng chiến. Sau ngày Hải Phòng cuộc khai hoang, phục hoá tăng gia sản xuất thì đến ngày 25/9/1955 một trận bão lớn đổ bộ vào Hải Phòng. Trực Cát, Đình Vũ và các thôn khác trở thành biến nước, nhà cửa tài sản trôi sạch. Đền - chùa Trực Cát là nơi tránh nạn của hàng trăm người dân Tràng Cát.

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp (1946 - 1954), mảnh đất Tràng Cát - Trực Cát vừa là hậu cứ vừa là chiến tuyến lợi hại giúp cho bộ đội, dân quân du kích đột nhập, tiêu diệt căn cứ hậu cần chiến lược quan trọng của quân Pháp ở sân bay Cát Bi, góp phần vào thắng lợi của quân đội ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngôi đền có kết cấu theo lối “quá giang - cột trốn”. Tường hồi xây trụ đấu chữ T nghệ thuật trang trí theo mỹ thuật thời Nguyễn thế kỷ 20.

Chùa Phúc Khánh (Trực Cát) có bố cục mặt bằng kiểu chữ đinh (J) gồm: 3 gian tiền đường, 02 gian hậu cung. Vì nóc mái được kết cầu kiểu “chồng rường đốc thước”. Gian giữa toà tiền đường trốn đi đôi cột cái đê tăng diện tích sử dụng. Đôi quá giang đỡ hoành, nóc mái lao thăng từ gian hậu cung tới bộ khung 3 gian tiền đường. Toà tam bảo được bố trí từ 02 gian hậu cung, theo trật tự từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài gồm nơi đặt các vị tượng Phật như: 3 pho Tam thê; tượng Quan  m Nam Hải; tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào - Bắc Đậu; Thái Thượng Lão Quân; Quan  m Toa Sơn; Lông tượng Cửu Long: Thích Ca sơ sinh; Bồ Tát, Tượng Đức Ông và Tam Toà Thánh Mẫu được thờ ban riêng ở 2 phía cánh gà, song song với ban thờ Phật. Hầu như toàn bộ những pho tượng Phật này do dân làng mới phục chế sơn sửa, giá trị lịch sử - nghệ thuật nửa cuối thế kỷ 20.

Và có nhiều hiện vật quý khác như: Hương án nghệ thuật Nguyễn hình khối chữ nhật, sơn thếp rực rỡ, phů kín 25 ỗ trang trí chạm, thủng, chạm lồng linh vật, rồng châu, các tiêu bản: lão cúc hoá long, mai điều. Bức đại tự đề tên chữ của ngôi chùa: Phúc Khánh Tự. 1 quả chuông đồng thời Nguyễn. Bia đá niên hiệu: Thiệu trị năm thứ 3. 1 tháp sư tỗ, 3 tầng, gạch cổ.

Đền - chùa Trực Cát hiện tại vẫn toạ lạc trên dải đất cao ráo, nổi tiếng linh thiêng, nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của các chiến sĩ quân báo, bộ đội địa phương, Hải An, Kiến Thuỵ - An Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Riêng ngôi đình chung mới được nhân dân trùng tạo năm 1997.

Đền - Chùa - Đình Trực Cát là cụm công trình kiến trúc - dân gian, gắn liền với truyền thống anh dũng . chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta trong thế kỷ thứ 10, gắn liên với sự nghiệp và tên tuổi vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền - vị tổ Trung Hưng của dân tộc Việt Nam.

Ngày 11/2/2003 di tích đền - chùa Trực Cát được Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng xếp hạng di tích lịch sử kháng chiến theo Quyết định số 355/QĐ-UB.

Thành đoàn Hải Phòng

Thong ke