Hỗ trợ mô hình kinh tế tập thể do thanh niên làm chủ áp dụng chuyển đổi số trong phát triển sản xuất kinh doanh

20 11 2024

in trang

      Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được xem là một trong những nội dung cần thiết và quan trọng hiện nay, nhất là trong việc đồng hành để đạt được các mục tiêu đề ra của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.  Trong thời gian qua, Thành đoàn – Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố đã duy trì việc hỗ trợ mô hình kinh tế tập thể do thanh niên làm chủ áp dụng chuyển đổi số trong phát triển sản xuất kinh doanh. Từ đó giúp cho các chủ mô hình nắm bắt và áp dụng tốt chuyển đổi số vào tổ chức sản xuất, quản lý, điều hành, quảng bá tiêu thụ sản phẩm nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, thích nghi với tình hình phát triển mới.

         Từ Hội nghị tập huấn đưa sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên lên sàn thương mại điện tử cho đoàn viên thanh niên, thanh niên phát triển kinh tế tại các quận, huyện do Thành đoàn, Hội LHTN Việt Nam thành phố tổ chức (tháng 6/2023). Từ tháng 10/2023 đến tháng 10/2024, Thành đoàn – Hội LHTN Việt Nam thành phố phối hợp với Công ty cổ phần thương mại dịch vụ và truyền thông giải trí WEZ đã hỗ trợ, hướng dẫn các mô hình kỹ năng cơ bản thực hiện quy trình đưa sản phẩm lên sàn thương mại và như: Quy trình bắt đầu bằng việc đăng ký tài khoản trên sàn thương mại điện tử; Kỹ năng tìm kiếm và sắp xếp để người tiêu dùng dễ dàng tìm được sản phẩm phù hợp, theo dõi đánh giá sản phẩm, tạo mã QR code truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kỹ năng bán hàng quản lý trang facebook...

         Tiêu biểu như HTX SXKD & Dịch vụ nông nghiệp Liên Khê với Mô hình chăn nuôi hỗn hợp và trồng cây ăn quả của anh Nguyễn Sỹ Thắng - Phó Bí thư Đoàn xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên . Ngoài việc áp dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi, mô hình còn ứng dụng chuyển đổi số. Để sản phẩm tiếp cận với thị trường, người tiêu dùng, sau khi thực hiện các thủ tục cấp phép, anh đã được hướng dẫn in mẫu mã, bao bì trên các sản phẩm OCOP, dễ nhìn và có các mã vạch để mọi người có thể check được thông tin sản phẩm và thấy được nguồn cung cấp hoa quả sạch của đoàn viên, mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ ở Thủy Nguyên mà còn phát triển rộng rãi trong thành phố và các tỉnh lân cận ngoài tỉnh nhờ hệ thống truyền thông của fanpage, trang web của Huyện đoàn Thủy Nguyên. Nhờ đó Mô hình của anh đã được nhiều đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện  và thành phố biết tới thông qua 02 trang facebook 

          

Hay Hợp tác nông trại vui vẻ của  Chị Trần Thị Quỳnh Vân  không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu vang Phượng Cháy làm từ hoa phượng– loài hoa đặc trưng của Hải Phòng mà còn là người sáng tạo sản phẩm kem có hình các công trình kiến trúc đặc trưng của Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố và du khách, tạo ra Trend kem que biểu tượng Hải Phòng. Sản phẩm được hỗ trợ đăng lên mạng xã hội facebook với nhiều kênh khác nhau, nhận được sự hưởng ứng tích cực, mong chờ của nhiều người, tạo động lực để ê kíp của nông trại nỗ lực đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm ra thị trường.

Từ việc hỗ trợ thành công, các mô hình áp dụng chuyển đổi trong phát triển sản xuất kinh doanh, trong khuôn khổ Triển lãm trưng bày, giới thiệu và giao thương các sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên địa phương. Thành đoàn - Hội LHTN Việt Nam trao tặng biển tượng trưng hỗ trợ kỹ thuật công nghệ số cho mô hình kinh tế tập thể do thanh niên làm chủ cho 02 mô hình tại huyện Tiên Lãng và huyện Thủy Nguyên đến tháng 11/2025. 

Admin

Thong ke