Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngay từ cơ sở

02 08 2022

in trang

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một trong những nhiệm vụ quan trọng, liên quan trực tiếp đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện ở cơ sở. Hệ thống chính trị cấp cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hệ thống chính trị cơ sở là “cầu nối” trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một trong những nhiệm vụ quan trọng, liên quan trực tiếp đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện ở cơ sở. Hệ thống chính trị cấp cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hệ thống chính trị cơ sở là “cầu nối” trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Người dân gắn với Đảng và Nhà nước trước hết và trực tiếp thông qua hệ thống chính trị cấp cơ sở. Hệ thống chính trị cấp cơ sở có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước để người dân hiểu và thực hiện; qua đó trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Với vị trí và địa bàn quan trọng ở cơ sở như vậy nên công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở ngay cơ sở lại càng có ý nghĩa quan trọng. Thông qua việc hằng ngày làm việc, tiếp xúc với người dân, trực tiếp sinh hoạt cùng nhân dân nơi cư trú, cán bộ cấp cơ sở có thể nắm bắt kịp thời những vấn đề phát sinh, những mâu thuẫn, bức xúc trong đời sống nhân dân; từ đó có hướng giải quyết nhanh chóng, kịp thời, làm cho những mâu thuẫn đó không tích tụ, trở thành những “điểm nóng” để các thế lực thù địch có cơ hội lợi dụng kích động, xuyên tạc.
Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, những năm qua các địa phương đều nắm bắt đường lối, chủ trương của Đảng và tổ chức thực hiện với nhiều kết quả nổi bật. Hầu hết các địa phương, cơ sở trong phạm vi lãnh đạo, quản lý và chức trách của mình, đều quán triệt, tuyên truyền và phổ biến nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đến cán bộ đảng viên, hội viên và quần chúng nhân dân. Để phù hợp với đặc điểm tình hình và trình độ dân trí ở cơ sở mình, nhiều nơi đã linh hoạt, sáng tạo, đổi mới trong nội dung tuyên truyền về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đội ngũ cán bộ cơ sở đã có những cách thức sáng tạo trong vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ chính trị gắn với ý thức xây dựng quê hương, tạo niềm tin với quần chúng nhân dân; đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, những hoạt động chống phá chính quyền, tung tin đồn sai sự thật; xuyên tạc, bôi nhọ uy tín danh dự cán bộ lãnh đạo… Khi có những thông tin sai trái, có nội dung xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực, đội ngũ cán bộ cơ sở đã tích cực giải thích, định hướng cho nhân dân biết phân biệt tin thật - giả, tốt - xấu để không lan truyền những thông tin sai sự thật. Phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của cán bộ đảng viên ở cơ sở đã tạo sự lan tỏa tốt trong nhân dân, giúp nhân dân có ý thức bảo vệ và phát triển những thành quả đã đạt được trong công cuộc đổi mới ngay tại địa phương mình.
Trong hệ thống chính trị, cấp cơ sở là cấp gần dân nhất nên nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được cụ thể hóa, gắn với những vấn đề cụ thể của từng địa phương để nhân dân dễ hiểu, dễ thực hiện. Tuy nhiên, đây cũng là một nhiệm vụ rất khó khăn, do trình độ lý luận chính trị của cán bộ đảng viên ở cơ sở còn hạn chế, nhất là sự hiểu biết về các kỹ năng để tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hơn nữa ở đây đó vẫn còn có cán bộ, đảng viên chưa thực hiện nghiêm túc quy định nêu gương về lập trường, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; hoặc trong cuộc sống còn bàng quan thờ ơ, né tránh, hoặc không dám thẳng thắn phê phán, đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phản động, cơ hội chính trị…
Để góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, các cấp ủy chi bộ, từng đảng viên cần nhận thức đây là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Từ đó chi ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể phải thường xuyên quán triệt, tuyên truyền đến đảng viên, hội viênvà nhân dân trong các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cộng đồng để mọi người hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ. Phát huy vai trò nêu gương, trước hết, mỗi cán bộ đảng viên phải luôn vững vàng về lập trường tư tưởng chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có tác phong làm việc dân chủ, gần dân, biết lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đồng thời, tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, để nâng cao niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền, lấy đó làm động lực thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội nói chung và nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói riêng. Mỗi tổ chức chi bộ, chính quyền, đoàn thể trong sinh hoạt, công tác cần thường xuyên trao đổi, làm rõ, vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn từ những thông tin xấu độc của các thế lực thù địch, phản động. Đồng thời thường xuyên chú trọng nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân tại cơ sở. Qua đó, kịp thời phát hiện, góp ý, phê bình… không để mọi người bị lôi kéo, dụ dỗ mà cố ý hoặc vô tình ủng hộ, loan truyền những thông tin thất thiệt, phản động.
Mỗi đảng viên, cán bộ cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trong đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, nhằm tạo ra một hợp lực đủ mạnh để ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin sai lệch, xấu độc của các thế lực phản động. Bên cạnh đó càng cần phải sáng suốt chọn lọc thông tin để tiếp nhận cũng như để chia sẻ với mọi người những thông tin chính xác, đúng sự thật, tránh chia sẻ thông tin sai sự thật, chưa được kiểm chứng gây tổn hại đến cá nhân, tổ chức. Hơn nữa việc chia sẻ những thông tin sai sự thực, cá nhân đó còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với những hình thức và mức độ khác nhau. Đó cũng là góp phần nâng cao nhận thức chính trị cho một bộ phận người dân vốn đang “đói” thông tin chính thống nhưng lại đang chới với trong “biển thông tin” thật giả lẫn lộn trên mạng xã hội và ngay trong đời sống hàng ngày.
Cẩm Văn (Cửa Biển)

Admin

Thong ke