Đấu tranh loại bỏ những luận điệu phản động, sai trái, cái nhìn lệch lạc về phòng chống tham nhũng

29 07 2022

in trang

Trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhất là thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với Đảng và chế độ. Từ một số vụ việc tham nhũng, suy thoái, biến chất được các cơ quan chức năng của ta phát hiện và xử lý thời gian qua, các thế lực thù địch phản động, cơ hội chính trị đã cố tình thổi phồng, cường điệu hóa vụ việc, thậm chí xuyên tạc trắng trợn tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam; lấy hiện tượng quy về bản chất để chụp mũ cho rằng Đảng ta, nhất là đội ngũ cán bộ đã rơi vào tình trạng tham nhũng, thoái hóa biến chất.

Trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhất là thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với Đảng và chế độ. Từ một số vụ việc tham nhũng, suy thoái, biến chất được các cơ quan chức năng của ta phát hiện và xử lý thời gian qua, các thế lực thù địch phản động, cơ hội chính trị đã cố tình thổi phồng, cường điệu hóa vụ việc, thậm chí xuyên tạc trắng trợn tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam; lấy hiện tượng quy về bản chất để chụp mũ cho rằng Đảng ta, nhất là đội ngũ cán bộ đã rơi vào tình trạng tham nhũng, thoái hóa biến chất. Và tham nhũng là bản chất, là căn bệnh nan y, mang tính kinh niên của chế độ độc đảng cầm quyền lãnh đạo ở Việt Nam… Với luận điệu sai trái ấy, chúng còn cho rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam đã bất lực, thất bại vì nhiều lần phát động đấu tranh chống tham nhũng nhưng không thành công, mà ngược lại căn bệnh trầm kha này ngày càng gia tăng, đang hủy hoại Đảng và chế độ. Các thế lực thù địch phản động ráo riết đẩy mạnh tuyên truyền, kích động, vu khống bằng các luận điệu phản động, sai trái, chúng cho rằng chống tham nhũng ở Việt Nam là “cuộc đấu đá nội bộ” giữa các phe cánh trong Đảng, là “sự thanh trừng lẫn nhau”; chúng còn xuyên tạc mục đích, phủ nhận thành quả cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua…

Có thể thấy rằng tham nhũng đang là một vấn nạn chung của toàn cầu, chứ không riêng một quốc gia nào. Ở Việt Nam vừa qua nhiều vụ án tham nhũng, vụ việc tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng tiếp tục được xử lý nghiêm minh, nhằm trừng trị thích đáng, đồng thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, thoái hóa biến chất của một bộ phận cán bộ đảng viên. Vụ Việt Á gây bức xúc trong dư luận vì những vi phạm nghiêm trọng liên quan đến phạm trù đạo đức và pháp luật. Một loạt cán bộ, đảng viên lợi dụng dịch COVID-19 để trục lợi, tham ô công quỹ, lừa dối trong nghiên cứu khoa học, gây mất lòng tin của người dân đối với các biện pháp chống dịch từ phía chính quyền, cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 mà cả nước đã và đang tập trung sức lực nỗ lực vượt qua… Liên quan đến sai phạm tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, nhiều tổ chức đảng và cán bộ lãnh đạo, quản lý, tướng lĩnh cấp cao phải chịu trách nhiệm tập thể, cá nhân về hành vi vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và phải nhận các hình thức kỷ luật đảng đồng thời bị truy tố, bắt tạm giam. Vụ việc liên quan Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Trịnh Văn Quyết và những người liên quan về tội thao túng thị trường chứng khoán.

Có thể nói, việc làm của họ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam và đây là hành vi lừa đảo nhà đầu tư, phạm tội có tổ chức và cần phải cắt bỏ “ung nhọt” để thị trường chứng khoán lành mạnh hơn. Việc Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam cho thấy cơ quan pháp luật không nhân nhượng với bất cứ hành vi nào làm ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán, giúp cho thị trường thêm minh bạch. Tuy nhiên khi bắt giam ông Trịnh Văn Quyết; một số cá nhân và tổ chức nước ngoài không bỏ lỡ cơ hội để vu khống, kích động. Họ cho rằng, đó chẳng qua là do các thế lực ngầm đằng sau lưng đang đấu đá với nhau, thanh trừng nhau hay mượn cớ bắt các doanh nghiệp lớn nhằm “tịch thu tài sản”… rồi nhiều vụ việc khác đã được các thế lực thù địch phản động xuyên tạc, kích động. Rõ ràng, với cách nhìn lệch lạc và quan điểm sai trái, sặc mùi chống cộng, các thế lực thù địch đã bộc lộ bản chất phản động, dã tâm, mưu đồ đen tối: từ hạ thấp danh dự, uy tín, vị thế của Đảng, hướng đến triệt phá, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và tính ưu việt của chế độ XHCN. Từ việc kiếm cớ, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái, biến chất của Đảng ta, họ cố tình lèo lái dư luận để tạo sóng gió, gây bão thông tin, nhiễu loạn xã hội, tạo ra tâm lý hoài nghi, bi quan, chán nản, giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo.

Quyết tâm chính trị to lớn của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, biến chất là vô cùng to lớn kiên quyết và mạnh mẽ, việc xử lý đối với tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Đây là cơ sở thưc tiễn vô cùng sinh động để bác bỏ mọi quan điểm sai trái, thù địch, vu khống Đảng, Nhà nước ta không đủ năng lực lãnh đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong mọi thời điểm, Đảng ta đều đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách phải kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, suy thoái, biến chất; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Kết luận số 21-KL/TW ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nhiều văn bản pháp quy của Nhà nước đã ban hành để cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã thể hiện quyết tâm chính trị to lớn của Đảng ta. Những chủ trương đó đã và đang đi vào đời sống xã hội. Thực tế đã chứng minh kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta là đáng khích lệ, là hoàn toàn đúng đắn, được nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ.

Đánh giá về công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, việc xử lý nghiêm nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng, nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước; vì sự trong sạch vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm. Quan điểm của người đứng đầu Đảng ta đã được toàn Đảng, toàn dân đặt niềm tin mạnh mẽ và đồng tình hưởng ứng. Việc xét xử các vụ án tham nhũng là để giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn là chính và với phương châm phải làm sao “không để xảy ra mới là tốt”. Cán bộ đảng viên và nhân dân cả nước đã và đang tin tưởng, kỳ vọng vào tinh thần quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đầy cam go, quyết liệt để làm trong sạch bộ máy, bảo vệ sự vững mạnh của Đảng cầm quyền.
Cẩm Văn (Cửa Biển)

Admin

Thong ke